Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 50: Cơ chế tiến hóa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 50: Cơ chế tiến hóa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 50. CƠ CHẾ TIẾN HÓA

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

- Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa. 

- Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn). 

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. QUAN ĐIỂM CỦA LAMARCK VỀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

- Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành loài hươu cao cổ: Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm cho các sinh vật của một loài tổ tiên ban đầu chủ động biến đổi cơ thể theo nhiều hướng khác nhau, qua nhiều thế hệ hình thành nhiều loài mới.

- Hạn chế nổi bật nhất trong quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hoá: Lamarck chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

II. QUAN ĐIỂM CỦA DARWIN VỀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

- Quan điểm của Darwin về sự hình thành loài hươu cao cổ là do chọn lọc tự nhiên giữ lại những cá thể có đặc điểm thích nghi và kết quả hình thành loài mới thích nghi. Còn quan điểm của Lamarck là do sinh vật chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường nên không có loài nào bị đào thải.

- Những hạn chế trong quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá: Darwin chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế phát sinh, cơ chế di truyền các biến dị.

III. MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM CỦA THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

1. Tiến hóa nhỏ

Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ. Do đó, quần thể là đơn vị của tiến hoá.

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

Đột biến và biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu chính của tiến hoá vì trong quần thể, đột biến không ngừng phát sinh và giao phối không ngừng diễn ra.

3. Các nhân tố tiến hóa

- Đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể, làm phong phú vốn gene của quần thể.

- Di – nhập gene là nhân tố tiến hoá vì làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá vì làm thay đổi tần số allele, tần số kiểu gene của quần thể theo hướng thích nghi, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. 

- Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vì làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể không theo một hướng.

- Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vì tần số kiểu gene của quần thể, yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

4. Cơ thể tiến hóa lớn

Tiến hoá lớn là quá trình tạo ra các loài có nhiều đặc điểm khác biệt có thể xếp vào các đơn vị phân loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 50: Cơ chế tiến hóa, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 50: Cơ chế tiến hóa, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 50: Cơ chế tiến hóa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác