Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối Ôn tập chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở nước ta, các dãy núi đá vôi tập trung ở

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Nam Bộ.
  • C. Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 2: Các bước chính để khai thác đá vôi là

  • A. Khoan →  bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy → chế biến đá vôi.
  • B. Khoan → chế biến đá vôi →  bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy.
  • C. Khoan và nổ mìn →  bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy → chế biến đá vôi.
  • D. Khoan và nổ mìn → chế biến đá vôi →  bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy.

Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate. Công thức của calcium carbonate là

  • A. CaSO3.              
  • B. CaCl2.                
  • C. CaCO3.              
  • D. Ca(HCO3)2.

Câu 4: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp silicat?

  • A. Sản xuất xi măng
  • B. Sản xuất đồ gốm
  • C. Sản xuất thủy tinh hữu cơ
  • D. Sản xuất thủy tinh

Câu 5: Để sản xuất thủy tinh loại thông thường (hỗn hợp sodium silicate, calcium silicate) cần các hóa chất sau:

  • A. Đá vôi, H2SiO3, NaOH
  • B. Cát trắng, đá vôi, soda
  • C. Đá vôi, H2SiO3, soda
  • D. Cát trắng, đá vôi, NaOH

Câu 6: Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:

  • A. Đất sét, thạch anh, fenspat
  • B. Đất sét, đá vôi, cát
  • C. Cát, thạch anh, đá vôi, soda
  • D. Đất sét, thạch anh, đá vôi

Câu 7: SiO2 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất:

  • A. Thủy tinh, đồ gốm.
  • B. Thạch cao.
  • C. Chất dẻo.
  • D. Phân bón hóa học.

Câu 8: Clinker được sản xuất bằng cách:

  • A. Trộn đất sét với cát sau đó nung ở nhiệt độ cao.
  • B. Nung đất sét ở 1200 - 1300oC.
  • C. Nung hỗn hợp thạch cao, cát với một số oxit kim loại rồi nghiền nhỏ.
  • D. Nghiền nhỏ đá vôi, trộn với đất sét và một ít quặng sắt rồi nung trong lò quay hoặc lò đứng.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về silic?

  • A. Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.
  • B. Silicon chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
  • C. Trong tự nhiên Silicon tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
  • D. Một số hợp chất của Silicon: cát trắng, đất sét (cao lanh).

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.
  • B. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,…
  • C. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.
  • D. Quặng axpatite được dùng để sản xuất phân kali.

Câu 11: Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng đá vôi ngoài trời?

  • A.Vì đá vôi có tính chất xốp nên dễ bị hao mòn.
  • B.Vì đá vôi dễ ngấm nước.
  • C.Vì đá vôi tan trong acid, tạo bọt khí.
  • D.Vì đá vôi tan tốt trong nước.

Câu 12: Nhiên liệu hóa thạch

  • A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  • B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  • C. được tạo thành từ quá trình phân hủy các sinh vật chôn vùi hàng triệu năm trước.
  • D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Câu 13: Có mấy loại trạng thái của nhiên liệu hóa thạch?

  • A.1
  • B.2
  • C.3
  • D.4

Câu 14: Nhiên liệu hóa thạch dạng lỏng là

  • A. than đá.
  • B. dầu mỏ.
  • C. methane.
  • D. khí dầu mỏ.

Câu 15: Dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên ở dạng đơn chất là

  • A. than chì, kim cương.
  • B. than chì, khí carbonic.
  • C. carboxylic acid.
  • D. Đá vôi.

Câu 16:  Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là do

  • A. bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
  • B. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
  • C. sự thay đổi khí hậu nên thảm thực vật có xu hướng giảm dân quang hợp và tăng dân hô hấp.
  • D. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.

Câu 17: Điền vào chỗ trống: Hiệu ứng gây ra nhiều ảnh hưởng .... đến tự nhiên và sự sống của con người trên Trái Đất?

  • A. Tích cực
  • B. Tiêu cực
  • C. Mới lạ
  • D. Tốt.

Câu 18: Trong chu trình carbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

  • A. Hô hấp của sinh vật.
  • B. Quang hợp của cây xanh.
  • C. Phân giải chất hữu cơ.
  • D. Khuếch tán từ ngoài vào.

Câu 19: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  • A. Đá vôi.           
  • B. Đất sét.
  • C. Cát.               
  • D. Gạch.

Câu 20: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,..là gì?

  • A. Cát                   
  • B. Đá vôi              
  • C. Đất sét              
  • D. Đá

Câu 21: Để sản xuất gang và thép, người ta chế biến từ quặng gì?

  • A. Quặng bauxite                     
  • B. Quặng sắt
  • C. Quặng đồng                         
  • D. Quặng titanium

Câu 22: Biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững là

  1. Khai thác nguyên liệu triệt để
  2. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
  3. Kiểm soát, xử lí chất thải
  4. Bảo vệ nguồn tài nguyên.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 23: Quặng nào sau đây được khai thác để sản xuất phân bón?

  • A. Quặng bauxite
  • B. Quặng apatite
  • C. Quặng hematite
  • D. Quặng titanium

Câu 24: Một loại thủy tinh chịu lực chứa 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2 theo khối lượng. Thành phần của loại thủy tinh này biểu diễn dưới dạng các oxide là:

  • A. Na2O.CaO.6SiO2
  • B. Na2O.6CaO.SiO2
  • C. 6Na2O.CaO.SiO2
  • D. 3Na2O.CaO.6SiO2

Câu 25: Để sản xuất 23,9 kg thủy tinh có chứa Na2O, CaO và SiO2 (có công thức dưới dạng Na2O.CaO.6SiO2). Khối lượng Na2CO3, CaCO3 và SiO2 cần dùng là bao nhiêu (biết H = 100%)?

  • A. 4kg Na2CO3; 2,7kg CaCO3 và 10kg SiO2
  • B. 2,5kg Na2CO3; 4kg CaCO3 và 12kg SiO2
  • C. 5,3kg Na2CO3; 5kg CaCO3 và 18kg SiO2
  • D. 11,7kg Na2CO3; 3,6kg CaCO3 và 82kg SiO2

Câu 26: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật có hình dạng khác nhau?

  • A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.
  • C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.
  • D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác