Dễ hiểu giải KHTN 9 kết nối bài 33: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
Giải dễ hiểu bài 33: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 33. SƠ LƯỢC VỀ HÓA HỌC VỎ TRÁI ĐẤT VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VỎ TRÁI ĐẤT
Khởi động: Hãy kể tên một số nguyên tố hóa học chủ yếu trong vỏ Trái Đất. Chúng ở trong các loại hợp chất nào? Các chất này có phải là nguồn tài nguyên vô tận để con người khai thác không?
Giải nhanh:
- Các nguyên tố hóa học: oxygen, silicon, nhôm, sắt, calcium, natri, kali (potassium), magnesium,…
- Chúng có ở trong các oxide và muối như: SiO2 (thạch anh), Al2O3 (quặng bauxite), CaCO3.MgCO3 (dolomite),...
- Không phải
I. HÌNH THÀNH CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC CHỦ YẾU TRONG VỎ TRÁI ĐẤT
Câu hỏi: Dựa vào số liệu ở Bảng 33.1, vẽ biểu đồ thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố dưới dạng hình tròn và dạng cột. Đọc biểu đồ và rút ra nhận xét về hàm lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất.
Nguyên tố | Thành phần (%) | Nguyên tố | Thành phần (%) |
O | 46,10 | Ca | 4,15 |
Si | 28,20 | Na | 2,36 |
Al | 8,23 | K | 2,09 |
Fe | 5,63 | Mg | 2,33 |
Giải nhanh:
-> Hàm lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất là không đều nhau. Trong vỏ Trái Đất, hàm lượng nguyên tố nhiều nhất là O, sau đó đến Si, Al,…
II. CÁC CHẤT CHỦ YẾU TRONG VỎ TRÁI ĐẤT
Hoạt động: Tìm hiểu thành phần hóa học của một số loại đá
Quan sát Hình 33.1 và cho biết:
1. Các loại đá trong hình được tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố hóa học nào?
2. Các chất có trong thành phần chủ yếu của các loại đá trên thuộc loại hợp chất hóa học nào?
Giải nhanh:
1. O, Ca, Mg, Si, Al,….
2. Hợp chất khoáng vật.
Câu hỏi: Hãy cho biết các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất.
Giải nhanh:
Oxide và muối
III. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
Hoạt động 1: Hãy tìm hiểu thành phần hóa học và ứng dụng của cát. Việc khai thác cát trái phép ở các lòng sông, bãi biển có thể gây ra hậu quả gì?
Giải nhanh:
- Thành phần hóa học: SiO2.
- Ứng dụng:
+ Là vật liệu quan trọng trong vật liệu xây dựng.
+ Là nguyên liệu trong các máy lọc nước.
+ Cát trộn với đất nhằm mục đích trồng cây.
+ Dùng để dập tắt lửa hay tăng độ ma sát cho nền đường.
+ Ngoài ra, cát còn là nguyên liệu cho mỹ thuật: tranh cát, vẽ tranh trên cát,…
- Việc khai thác cát trái phép ở lòng sông hoặc bãi biển để lại hậu quả:
+ Dòng sông bị biến dạng, đáy sông bị hạ thấp.
+ Xảy ra hàng loạt sự cố như: xói lở bãi sông, đê, kè, triều cường,… đe dọa đến sự an toàn của người dân sống ven bờ.
+ Thiếu nguồn cung cấp nước cho những dòng sông, bãi biển khác, gây ra hiện tượng sông chết và biển chết, ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 2: Viết bài thuyết trình và trình bày trước lớp về:
- Lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội của việc khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất.
- Lợi ích của việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên và sử dụng vật liệu tái chế.
Giải nhanh:
Xin chào thầy/cô và các bạn. Hôm nay em xin phép trình bày về tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên và sử dụng vật liệu tái chế.
Đầu tiên là việc tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên. Việc tiết kiệm tài nguyên giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời cũng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật. Việc tiết kiệm còn giúp chúng ta giảm chi phí vận hành và sản xuất. Có thể nói, việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những cơ sở để đất nước phát triển hơn, bền vững hơn.
Tiếp đến là lợi ích của việc sử dụng vật liệu tái chế. Việc sử dụng vật tái chế giúp giảm lượng rác thải cũng như giảm các tác động tiêu cực của môi trường đến sức khỏe con người. Quá trình tái chế thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với quá trình sản xuất nguyên liệu mới, do đó nó sẽ giúp giảm lượng khí thải và ô nhiễm từ việc sản xuất. Đồng thời, việc sử dụng và tái chế vật liệu cũ kích thích sự sáng tạo ở trong mỗi con người, tạo ra nhiều ý tưởng “xanh” và phát triển ngành công nghiệp tái chế.
Tóm lại, việc tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên và sử dụng vật liệu tái chế là việc cần thiết để chúng ta có một hành tinh xanh, sạch, đẹp hơn Hãy chung tay cùng nhau gìn giữ hành tinh này. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận