Dễ hiểu giải KHTN 9 kết nối bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

Giải dễ hiểu bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 46. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Khởi động: Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không hạt, hàm lượng đường trong quả cao hơn so với dưa hấu thường trong tự nhiên. Đột biến NST là gì và có tác động như thế nào đến con người?

BÀI 46. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Giải nhanh:

- Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

- Đột biến nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển, tăng trưởng và ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, có thể gây một số bệnh nguy hiểm như: bệnh Down,…

I. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trên, cho biết đột biến NST là gì.

Giải nhanh:

Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST

II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Hoạt động: Quan sát Hình 46.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu sự thay đổi về cấu trúc của NST sau khi đột biến và hoàn thành vảo vở theo mẫu Bảng 46.1

Bảng 46.1. Sự thay đổi về cấu trúc của các nhiễm sắc thể sau khi đột biến

Các NST đột biến

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Điểm khác biệt về cấu trúc so với NST trước đột biến

?

?

?

?

?

2. Dựa vào những thông tin trên, hãy cho biết đột biến cấu trúc NST là gì.

BÀI 46. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Giải nhanh:

1.

Các NST đột biến

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Điểm khác biệt về cấu trúc so với NST trước đột biến

Thiếu NST C

NST B và C được lặp lại

NST B đổi chỗ cho NST E, NST C đổi chỗ cho NST D

NST A, B bị thay bằng NST M, N, O

NST M, N, O bị thay bằng NST A, B

2. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

Câu hỏi 1: Dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể được ứng dụng trong chọn giống để đem lại lợi ích cho con người?

Giải nhanh:

Đảo đoạn.

Câu hỏi 2: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hại cho sinh vật? Giải thích.

Giải nhanh:

- Mất đoạn do giảm số lượng NST nên làm mất cân bằng trong hệ gene. Mất đoạn làm giảm sức sống hoặc gây chết cho sinh vật.

- Chuyển đoạn, do chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gene liên kết và chuyển đoạn thường gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản của cá thể.

III. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Hoạt động: Quan sát Hình 46.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét sự thay đổi số lượng NST trong mỗi tế bào đột biến (Hình 46.2 a, b, c, d) so với tế bào lưỡng bội.

2. Nêu khái niệm đột biến số lượng NST.

BÀI 46. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Giải nhanh:

1. - Ở tế bào a có thêm 1 NST (2n + 1) so với tế bào lưỡng bội (2n).

- Ở tế bào b bị mất đi 1 NST (2n – 1) so với tế bào lưỡng bội (2n).

- Ở tế bào c có thêm 1 NST ở tất cả các cặp NST tương đồng (3n), nhiều hơn so với tế bào lưỡng bội (2n).

- Ở tế bào d có thêm 2 NST ở tất cả các cặp NST tương đồng (4n), nhiều hơn so với tế bào lưỡng bội (2n).

2. Đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng NST trong bộ NST.

Câu hỏi 1: Cho biết tế bào nào trong Hình 46.2 mang đột biến lệch bội, tế bào nào mang đột biến đa bội?

Giải nhanh:

- Tế bào mang đột biến lệch bội: a và b

- Tế bào mang đột biến đa bội: c và d

Câu hỏi 2: Trong các đột biến ở Hình 46.3, cho biết đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại đối với con người.

BÀI 46. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Giải nhanh:

- Đột biến có lợi đối với con người là: a; c

- Đột biến có hại đối với con người là: b; d

Câu hỏi 3: Nêu thêm một số ví dụ về ý nghĩa và tác hại của đột biến số lượng NST.

Giải nhanh:

- Về ý nghĩa: đột biến đa bội ở quả táo (4n) cho ra quả to hơn.

- Về tác hại: thiếu một NST giới tính ở NST số 23 gây ra hội chứng Turner.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác