Dễ hiểu giải KHTN 9 kết nối bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

Giải dễ hiểu bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG

Khởi động: Thông tin di truyền trên gene được phiên mã thành trình tự các ribonucleotide trên mRNA. mRNA tham gia quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide. Quá trình đó diễn ra như thế nào?

Giải nhanh:

- Giai đoạn 1: Mở đầu

Phức hợp amino acid mở đầu – tRNA tiến vào, đối mã của nó (3’UAC5’) bổ sung với codon mở đầu trên mRNA. 

- Giai đoạn 2: Kéo dài chuỗi polypeptide

Ribosome di chuyển trên mRNA theo chiều 5’→3’ để dịch mã, mỗi codon được dịch thành một amino acid, giữa các amino acid hình thành liên kết peptide.

- Giai đoạn 3: Kết thúc

Khi ribosome gặp codon kết thúc trên mRNA (5’UAG3’) thì quá trình dịch mã hoàn tất. 

I. MÃ DI TRUYỀN LÀ GÌ?

Hoạt động: Giả thiết mã di truyền là các đoạn ngắn ribonucleotide liền kề trên mRNA (có cùng số lượng ribonucleotide, kí hiệu là n) quy định loại amino acid tương ứng trên chuỗi polypeptide.

a) Xác định số loại mã di truyền và số loại amino acid tương ứng tối đa có thể có với mỗi n. Hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 40.1.

Bảng 40.1. Số loại mã di truyền tương ứng số lượng ribonucleotide (n) trong mã

Số ribonucleotide trong mã (n)

Số loại mã có thể có

Số loại amino acid tối đa có thể được mã hóa

1

4 (41)

4

2

?

?

3

?

?

4

256 (44)

256

b) Nếu các tế bào có xu hướng tiết kiệm tối đa để thực hiện chức năng sinh học thì mã di truyền gồm bao nhiêu ribonucleotide? Biết rằng có 20 loại amino acid cấu tạo nên protein.

Giải nhanh:

a) 

Bảng 40.1. Số loại mã di truyền tương ứng số lượng ribonucleotide (n) trong mã

Số ribonucleotide trong mã (n)

Số loại mã có thể có

Số loại amino acid tối đa có thể được mã hóa

1

4 (41)

4

2

16 (42)

16

3

64 (43)

64

4

256 (44)

256

b) 3 ribonucleotide.

Câu hỏi: Quan sát Hình 40.1 các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về loại nucleotide tại vị trí nào của codon?

BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG

Giải nhanh:

Các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về loại nucleotide tại vị trí thứ ba của codon.

II. MÃ DI TRUYỀN QUY ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC CỦA PROTEIN

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 40.3 cho biết mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein như thế nào.

BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG

Giải nhanh:

- Mã di truyền quy định loại amino acid trong chuỗi polypeptide. 

- Trình tự mã di truyền trên gene và bản phiên mã của gene (mRNA) quy định thành thần và trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide, từ đó quy định thành phần và cấu trúc của protein.

Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của đa dạng mã di truyền

Giải nhanh:

Sự đa dạng của mã di truyền trên phân tử mRNA  tạo nên sự đa dạng về thành phần hóa học và cấu trúc của protein.

III. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ

Hoạt động: Đọc thông tin trên và quan sát Hình 40.4, trả lời các câu hỏi sau:

1. Có những thành phần nào tham gia quá trình dịch mã? Nêu vai trò của mỗi thành phần trong quá trình dịch mã.

2. Quá trình dịch mã gồm những giai đoạn nào? Mô tả khái quát diễn biến quá trình dịch mã.

3. Dịch mã là gì?

BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG

Giải nhanh:

1. Thành phần: 

- mRNA: chứa thông tin di truyền được mã hóa từ DNA

- tRNA: có vai trò vận chuyển amino acid đến ribosome để tiến hành dịch mã.

- Ribosome có vai trò là cơ quan chính thực hiện quá trình dịch mã

- Các amino acid tự do: là đơn vị cơ bản cấu thành nên chuỗi polypeptide.

2. 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Mở đầu

Phức hợp amino acid Met – tRNA tiến vào, đối mã của nó (3’UAC5’) bổ sung với codon mở đầu trên mRNA. 

- Giai đoạn 2: Kéo dài chuỗi polypeptide

Ribosome di chuyển trên mRNA theo chiều 5’→3’ để dịch mã, mỗi codon được dịch thành một amino acid, giữa các amino acid hình thành liên kết peptide.

- Giai đoạn 3: Kết thúc

Khi ribosome gặp codon kết thúc trên mRNA (5’UAG3’) thì quá trình dịch mã hoàn tất. 

3. Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (protein) dựa trên trình tự nucleotide trên bản phiên mã của gene (mRNA).

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA GENE VÀ TÍNH TRẠNG

Hoạt động: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát Hình 40.5, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu tên và sản phẩm của quá trình 1, quá trình 2.

2. Giải thích mối quan hệ giữa gene (DNA), mRNA, protein và tính trạng.

BÀI 40. DỊCH MÃ VÀ MỐI QUAN HỆ TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG

Giải nhanh:

1. Quá trình 1 là quá trình phiên mã, sản phẩm tạo ra là mRNA. 

Quá trình 2 là quá trình dịch mã, sản phẩm tạo ra là protein.

2. Trong tế bào, gene không trực tiếp hình thành tính trạng mà phải thông qua sự tương tác giữa các phân tử mRNA, protein và có thể chịu tác động của các nhân tố môi trường.

Câu hỏi: Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa gene và tính trạng, cho biết khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật bằng tác nhân nhân tạo, có thể tác động vào quá trình nào.

Giải nhanh:

Khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật bằng tác nhân nhân tạo, có thể thay đổi mRNA, protein hoặc thậm chí có thể tác động vào yếu tố môi trường vì gene không biểu hiện tính trạng trực tiếp mà phải thông qua các yếu tố kể trên.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác