Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều trạng thái oxi hóa do:

  • A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng xác định.
  • B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng không xác định.
  • C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại yếu.
  • D. Kích thước nguyên tử lớn.

Câu 2: Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có thể tạo phức chất do:

  • A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng xác định.
  • B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng không xác định.
  • C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại yếu.
  • D. Kích thước nguyên tử lớn.

Câu 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối 

  • A. s.
  • B. d.
  • C. f.
  • D. p.

Câu 4: Chất chỉ có tính khử là

  • A. FeCl3.      
  • B. Fe(OH)3.  
  • C. Fe2O3.     
  • D. Fe.

Câu 5: Khối lượng bột aluminum cần dùng để thu được 78 gam chromium từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là

  • A. 13,5 gam.
  • B. 27,0 gam.
  • C. 54,0 gam.
  • D. 40,5 gam.

Câu 6: Trong ba oxide CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxide chỉ tác dụng với dung dịch base, dung dịch acid, cả dung dịch acid và dung dịch base lần lượt là:

  • A. Cr2O3, CrO, CrO3.
  • B. CrO3, CrO, Cr2O3.
  • C. CrO, Cr2O3, CrO3.
  • D. CrO3, Cr2O3, CrO.

Câu 7: Để nhận biết nitrate ion, thường dùng Cu và dung dịch sulfuric acid loãng đun nóng là vì

  • A. phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.
  • B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
  • C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
  • D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 8:  Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với

  • A. 2, 3, 5, 6.
  • B. 2, 3, 5.
  • C. 1, 2, 3.
  • D. 2, 3.

Câu 9: Để loại CuSOlẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

  • A. Al.
  • B. Fe.
  • C. Zn.
  • D. Ni.

Câu 10: Chất lỏng Bordeaux là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Bordeaux là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSOdư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây?

  • A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.
  • B. Iron tác dụng với CuSO4.
  • C. Amonia tác dụng với CuSO4.
  • D. Bạc tác dụng với CuSO4.

Câu 11:  Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố nào sau đây?

  • A. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn.
  • B. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu.
  • C. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni.
  • D. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe,

Câu 12: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

  • A. Scandi (Sc).
  • B. Titanium (Ti).
  • C. Vanadium (V).
  • D. Chromium (Cr).

Câu 13: Kim loại nào sau đây có độ dẫn điện cao nhất trong kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

  • A. Silver (Ag).
  • B. Copper (Cu).
  • C. Gold (Au).
  • D. Aluminum (Al).

Câu 14: Hợp chất nào sau đây của Iron vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa?

  • A. FeO.
  • B. Fe2O3.
  • C. Fe(OH)3.
  • D. Fe2(SO4)3.

Câu 15: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hoá nào sau đây?

  • A. +2
  • B. +3
  • C. +4
  • D. +6

Câu 16: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

  • A. Cr(OH)2
  • B. Cr2O3
  • C. Cr(OH)3
  • D. Al2O3

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính V?

  • A. 87,5 ml
  • B. 125 ml
  • C. 62,5 ml
  • D. 175 ml

Câu 18: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. Giá trị của m bằng:

  • A. 20 gam
  • B. 30 gam
  • C. 40 gam
  • D. 60 gam

Câu 19: Hòa tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Phần trăm của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là

  • A. 63,2% và 36,8%.
  • B. 36,8% và 63,2%.
  • C. 50% và 50%.
  • D. 36,2% và 63,8%.

Câu 20: Khối lượng tinh thể copper(II) sulfate ngậm nước (CuSO4.5H2O) cần lấy để pha được 250 ml dung dịch CuSO4 0,15M là

  • A. 6,000 g.
  • B. 9,375 g.
  • C. 9,755 g.
  • D. 8,775 g.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác