Câu hỏi tự luận Hóa học 12 Kết nối bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Câu hỏi tự luận Hóa học 12 kết nối tri thức bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 12 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố nào?

Câu 2: Viết cấu hình electron chung của các nguyên tử các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

Câu 3: Nêu tính chất vật lý của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

Câu 4: Nêu xu hướng trong tính chất hoá học của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Giải thích vì sao nhiều kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường có số oxi hoá +2 trong các hợp chất.

Câu 2: Có nên sử dụng các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất làm dây chảy trong các cầu chì không? Giải thích.

Câu 3: Vì sao số oxi hoá lớn nhất của nguyên tố manganese là +7 ?

Câu 4: Vì sao sắt là nguyên tố chuyển tiếp?

Câu 5: Vì sao có thể phân biệt các dung dịch CuSO4, CoSO4, FeSO4, NiSO4 và CrSO4 thông qua quan sát?

Câu 6: Vì sao cation Fe2+ có cả tính oxi hoá và tính khử?

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Hãy xác định hàm lượng Sn có trong hợp kim Cu-Sn. Biết rằng trong hợp kim này, ứng với 1 mol Sn thì có 5 mol Cu.

Câu 2: Tính khối lượng bột nhôm cần dùng trong phòng thí nghiệm để có thể điều chế được 78 gam Cr bằng phương pháp nhiệt nhôm.

Câu 3: Một hợp chất Ni – Cr có chứa 80% Ni và 20% Cr theo khối lượng. Hãy cho biết trong hợp chất này có bao nhiêu mol niken ứng với 1 mol Cr.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Dung dịch A là FeSO4 có lẫn tạp chất Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 20ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng 1,2 gam.

- Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần dần từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch trên lắc nhẹ. Khi đun dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10 ml dung dịch KMnO4 0,2 M.

a. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết các phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dung dịch A ban đầu.

c. Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất trong dung dịch A ban đầu. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.

Câu 2: Nung một lượng sulfur kim loại hóa trị II trong O2 dư thì thoát ra 5,60 lít khí (đktc). Chất rắn còn lại được nung nóng với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Nếu cho khí thoát ra đi chậm qua đồng nung nóng thì thể tích giảm đi 20%.

a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b. Xác định tên sulfur kim loại đã dùng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Hóa học 12 kết nối tri thức bài 27: Đại cương về kim loại chuyển, Bài tập Ôn tập Hóa học 12 kết nối tri thức bài 27: Đại cương về kim loại chuyển, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Hóa học 12 KNTT bài 27: Đại cương về kim loại chuyển

Bình luận

Giải bài tập những môn khác