Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Hóa học 12 kntt bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Giải thích vì sao nhiều kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường có số oxi hoá +2 trong các hợp chất.

Câu 2: Có nên sử dụng các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất làm dây chảy trong các cầu chì không? Giải thích.

Câu 3: Vì sao số oxi hoá lớn nhất của nguyên tố manganese là +7 ?

Câu 4: Vì sao sắt là nguyên tố chuyển tiếp?

Câu 5: Vì sao có thể phân biệt các dung dịch CuSO4, CoSO4, FeSO4, NiSO4 và CrSO4 thông qua quan sát?

Câu 6: Vì sao cation Fe2+ có cả tính oxi hoá và tính khử?


Câu 1:

Vì cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đa số là 4s2 do xu hướng xếp đầy electron ở phân lớp 4s và tăng dần số electron ở phân lớp 3d.

Do đó, kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường nhường 2 electron lớp ngoài cùng (ở phân lớp 4s) để có số oxi hoá +2 trong các hợp chất.

Câu 2: 

Không nên sử dụng các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất làm dây chảy trong các cầu chì. Vì các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiệt độ nóng chảy cao nên không thể kịp thời ngắt mạch khi chập cháy điện, gây hiện tượng nổ thiết bị.

Câu 3: 

Số oxi hóa lớn nhất của nguyên tố manganese là +7 do cấu hình electron của Mn là [Ar]3d54s2, khi mất hết 7 electron hóa trị sẽ đạt số oxi hóa +7.

Câu 4: 

Sắt là nguyên tố chuyển tiếp do nó có phân lớp d chưa điền đầy electron.

Câu 5: 

Các dung dịch CuSO4, CoSO4, FeSO4, NiSO4 và CrSO4 có thể phân biệt thông qua quan sát vì mỗi dung dịch có màu sắc đặc trưng.

Câu 6: 

Cation Fe2+ có cả tính oxi hóa và tính khử vì nó có thể mất thêm electron để trở thành Fe3+ hoặc nhận electron để trở thành Fe.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác