Giải siêu nhanh toán 11 kết nối bài 5 Dãy số

Giải siêu nhanh bài 5 Dãy số toán 11 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

1. ĐỊNH NGHĨA DÃY SỐ

Bài 1: Nhận biết dãy số vô hạn...

Đáp án:

Năm số chính phương đầu theo thứ tự tăng dần là: 0; 1; 4; 9; 16.

$u_{1}=0^{2}=0$; $u_{2}=1^{2}=1$; $u_{3}=2^{2}=4$; $u_{4}=3^{2}=9$; $u_{5}=4^{2}=16$

Dự đoán được công thức tính số chính phương thứ n là $u_{n}=n-1^{2}$với $n\in N^{*}$.

Bài 2: Nhận biết dãy số hữu hạn...

Đáp án:

a) Các số chính phương nhỏ hơn 50 theo thứ tự từ bé đến lớn là: 

0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49.

b) Ta có: $u_{n}=n-1^{2}$ với $n\in N^{*}$ và n ≤ 8.

Bài 3: a) Xét dãy số gồm tất cả các số tự nhiên...

Đáp án:

a) Xét số tự nhiên a khác 0, ta có a chia cho 5 dư 1, khi đó tồn tại số tự nhiên q khác 0 để a = 5q+1.

Số hạng tổng quát của dãy số là $u_{n}=5n+1$ $(n\in N^{*})$

b) Số hạng của dãy số là: 6; 11; 16; 21; 26.

Số hạng đầu : $u_{1}=6$, số hạng cuối : $u_{5}=26$.

2. CÁC CÁCH CHO MỘT DÃY SỐ

Bài 1: Nhận biết các cách cho một dãy số...

Đáp án:

a) Công thức tổng quát $u_{n}=5n$ $(n\in N^{*})$

b) Số hạng đầu của dãy số là $u_{1}=5$.

Công thức tính số hạng thứ n theo số hạng thứ n – 1 là $u_{n}=u_{n-1}+5$ $(n\in N^{*})$, $n> 1$.

Bài 2: a) Viết năm số hạng đầu của dãy số...

Đáp án:

a) Năm số hạng đầu của dãy số (un) với số hạng tổng quát $u_{n}$=n! là: 1; 2; 6; 24; 120

b) Năm số hạng đầu của dãy số Fibonacci $(F_{n})$ là

$F_{1}=1$

$F_{2}=1$

$F_{3}=F_{2}+F_{1}=2$

$F_{4}=F_{3}+F_{2}=3$

$F_{5}=F_{4}+F_{3}=5$

3. DÃY SỐ TĂNG, DÃY SỐ GIẢM VÀ DÃY SỐ BỊ CHẶN

Bài 1: Nhận biết dãy số tăng, dãy số giảm...

Đáp án:

a) Ta có: $u_{n+1}=3(n+1)-1=3n+3-1=3n+2$

=> $u_{n+1}>u_{n}$, $n\in N^{*}$.

b) Ta có: $v_{n+1}=\frac{1}{(n+1)^{2}}$

Xét $v_{n+1}-v_{n}=\frac{1}{(n+1)^{2}}-\frac{1}{(n)^{2}}$

=$\frac{n^{2}-(n+1)^{2}}{n^{2}\cdot (n+1)^{2}}=\frac{n^{2}-(n^{2}+2n+1)}{n^{2}\cdot (n+1)^{2}}$

=$-\frac{2n+1}{n^{2}\cdot (n+1)^{2}}< 0$, $\forall n\in N^{*}$=> $v_{n+1}< v_{n}$, $\forall n\in N^{*}$

Bài 2: Xét tính tăng, giảm của dãy số...

Đáp án:

$u_{n+1}=\frac{1}{(n+1)+1}=\frac{1}{n+2}$

$u_{n+1}-u_{n}=\frac{1}{n+2}-\frac{1}{n+1}=\frac{(n+1)-(n+2)}{(n+1)(n+2)}=-\frac{1}{(n+1)(n+2)}$, $\forall n\in N^{*}$

Tức là $u_{n+1}< u_{n}$, $n\in N^{*}$.

Vậy $(u_{n+1})$ là dãy số giảm.

Bài 3: Nhận biết dãy số bị chặn...

Đáp án:

a) Ta có: $u_{n}=\frac{n+1}{n}=1+\frac{1}{n}$, $\forall n\in N^{*}$

b) Ta có: $\frac{1}{n}\leq 1$, $\forall n\in N^{*}$

=> $u_{n}=1+\frac{1}{n}\leq 2$, $\forall n\in N^{*}$

Bài 4: Xét tính bị chặn của dãy số...

Đáp án:

Ta có: $u_{n}=2n-1\geq 1$, $\forall n\in N^{*}$

Do đó, dãy số $(u_{n})$ bị chặn dưới và không bị chặn trên vì không có số M nào thỏa mãn: $u_{n}=2n-1\leq M$, $\forall n\in N^{*}$

Vậy dãy số $(u_{n})$bị chặn dưới.

Bài 5: Anh Thanh vừa được tuyển vào một công ty công nghệ...

Đáp án:

a) Ta có: $s_{n}=200+25(n-1)$

=> $s_{5}=200+25(5-1)=300$

Vậy lương của anh Thanh vào năm thứ 5 làm việc là 300 triệu đồng.

b) Ta có: $s_{n}=s_{n-1}+25$ ⟺ $s_{n}-s_{n-1}=25> 0$ $\forall n\geq 2$, $n\in N^{*}$

Tức là $s_{n}> s_{n-1}$, $\forall n\geq 2$, $n\in N^{*}$

Vậy $(s_{n})$là dãy số tăng. Điều này có nghĩa là mức lương của anh Thanh tăng dần theo thời gian làm việc.

BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài tập 2.1: Viết năm số hạng đầu và số hạng thứ...

Đáp án:

a)

n

$u_{n}=3n-2$

1

$u_{1}=3\cdot 1-2=1$

2

$u_{2}=4$

3

$u_{3}=7$

4

$u_{4}=10$

5

$u_{5}=13$

100

$u_{100}=298$

b)

n

$u_{n}=3\cdot 2^{n}$

1

$u_{1}=3\cdot 2^{1}$=6

2

$u_{2}=12$

3

$u_{3}=24$

4

$u_{4}=48$

5

$u_{5}=96$

100

$u_{100}=3\cdot 2^{100}$

 c) 

n

$u_{n}=1+\frac{1}{n}^{n}$

1

$u_{1}=1+\frac{1}{1}^{1}$=2

2

$u_{2}=1+\frac{1}{2}^{2}=\frac{9}{4}$

3

$u_{3}=1+\frac{1}{3}^{3}=\frac{64}{27}$

4

$u_{n}=1+\frac{1}{4}^{4}=\frac{625}{256}$

5

$u_{n}=1+\frac{1}{5}^{5}=\frac{7776}{3125}$

100

$u_{n}=1+\frac{1}{100}^{100}=\frac{101}{100}^{100}$

Bài tập 2.2: Dãy số (un) cho bởi hệ thức truy hồi...

Đáp án:

a) Năm số hạng đầu của dãy số là

$u_{1}=1$

$u_{2}=2u_{1}=2$;

$u_{3}=3u_{2}=6$;

$u_{4}=4u_{1}=24$;

$u_{5}=5u_{4}=120$.

b) Ta có:

$u_{2}=2\cdot 1=2$!

$u_{3}=3u_{2}=3\cdot 2\cdot 1=3!$;

$u_{4}=4u_{3}=4\cdot 3\cdot 2\cdot 1=4!$;

$u_{5}=5u_{4}=5\cdot 4\cdot 3\cdot 2\cdot 1=5!$;

=> $u_{n}=n!$

Bài tập 2.3: Xét tính tăng, giảm của...

Đáp án:

a) Xét $u_{n+1}-u_{n}=(2n+1)-(2n-1)=2>0$, tức là $u_{n+1}>u_{n}$, $\forall n\in N^{*}$.

Vậy $(u_{n})$là dãy số tăng.

b) Xét $u_{n+1}-u_{n}=(-3n11)-(-3n+2)=-3<0$,

Tức là $u_{n+1}>u_{n}$, $\forall n\in N^{*}$.

Vậy $(u_{n})$là dãy số giảm.

c) Ta có:

$u_{1}=\frac{(-1)^{1-1}}{2^{1}}=\frac{1}{2}>0$;

$u_{2}=\frac{(-1)^{2-1}}{2^{2}}=-\frac{1}{4}<0$

$u_{3}=\frac{(-1)^{3-1}}{2^{3}}=\frac{1}{8}>0$

$u_{4}=\frac{(-1)^{4-1}}{2^{4}}=-\frac{1}{16}<0$

Vậy dãy số $(u_{n})$không tăng, cũng không giảm.

Bài tập 2.4: Trong các dãy số...

Đáp án:

a) Ta có: $u_{n}=n-1>0$, $\forall n\in N^{*}$.

Do đó, dãy số $(u_{n})$bị chặn dưới $\forall n\in N^{*}$.

Dãy số $(u_{n})$không bị chặn trên vì không có số M nào thỏa mãn: $u_{n}=n-1<M$, $\forall n\in N^{*}$.

b) Ta có: $u_{n}=\frac{n+1}{n+2}=\frac{n+2-1}{n+2}=1-\frac{1}{n+2}$, $\forall n\in N^{*}$.

Vì $0<\frac{1}{n+2}\leq \frac{1}{3} \forall n\in N^{*}$.

$1-\frac{1}{3}<1-\frac{1}{n+2}<1$ hay $\frac{2}{3}\leq $u_{n}<1$ $\forall n\in N^{*}$.

Vậy $(u_{n})$là dãy số bị chặn.

d) Ta có:

$(-1)^{n-1}=1$, $\forall n\in N^{*}$ và n lẻ.

$(-1)^{n-1}=-1$, $\forall n\in N^{*}$ và n chẵn.

$(n)^{2}\leq 0$, $\forall n\in N^{*}$.

Vậy dãy không bị chặn.

Bài tập 2.5: Viết số hạng tổng quát của dãy số...

Đáp án:

a) Các số này có dạng 3n với $n\in N^{*}$.

Vậy số hạng tổng quát là $u_{n}=3n$với $n\in N^{*}$.

b) Các số này có dạng là 4n + 1 với $n\in N^{*}$.

Vậy số hạng tổng quát là $u_{n}=4n+1$với $n\in N^{*}$.

Bài tập 2.6: Ông An gửi tiết kiệm 100 triệu đồng...

Đáp án:

a) Ông An nhận được số tiền sau một tháng là:

$A_{1}=100\cdot (1+\frac{0,06}{12})^{1}=100,5$(triệu đồng)

Ông An nhận được số tiền sau hai tháng là:

$A_{2}=100\cdot (1+\frac{0,06}{12})^{2}=101,0025$(triệu đồng)

b) Ông An nhận được số tiền sau một năm là:

$A_{12}=100\cdot (1+\frac{0,06}{12})^{12}\approx 106,17$(triệu đồng)

Bài tập 2.7: Chị Hương vay trả góp một khoản tiền 100 triệu đồng...

Đáp án:

a) Ta có: $A_{0}=100$ (triệu đồng)

Khi đó, số tiền còn nợ của chị Hương sau 1 tháng là:

$A_{1}=100+100\cdot 0,8%-2=98,8$ (triệu đồng)

Tương tự:

$A_{2}=98,8+98,8\cdot 0,8%  – 2= 97,5904$ (triệu đồng).

$A_{3}=97,5904+ 97,5904\cdot 0,8%  – 2=96,3711232$ (triệu đồng).

$A_{4}=96,3711232+ 96,3711232\cdot 0,8%  – 2 = 95,1420932$ (triệu đồng).

$A_{5}= 95,1420932+ 95,1420932\cdot 0,8%  – 2 = 93,9032332$(triệu đồng).

$A_{6}=93,9032332+ 93,9032332\cdot 0,8%  – 2= 92,6544632$ (triệu đồng).

b) Dự đoán hệ thức truy hồi đối với dãy số (An) là:

$A_{0}=100$; $A_{n}=A_{n-1}-(2-A_{n-1}\cdot 0,8%)=1,008\cdot A_{n-1}-2$

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức, giải toán 11 KNTT, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 kết nối tri thức, Giải SGK bài 5: Dãy số

Bình luận

Giải bài tập những môn khác