Lý thuyết trọng tâm toán 11 kết nối bài 5: Dãy số

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 11 kết nối tri thức bài 5 Dãy số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

BÀI 5. DÃY SỐ

1. DÃY SỐ VÔ HẠN

Hoạt động 1:

Năm số chính phương đầu theo thứ tự tăng dần là: 0; 1; 4; 9; 16.

Số chính phương thứ nhất là u$_{1}$=0$^{2}$=0

Số chính phương thứ hai là u$_{2}$=1$^{2}$=1

Số chính phương thứ ba là u$_{3}$=2$^{2}$=4

Số chính phương thứ tư là u$_{4}$=3$^{2}$=9

Số chính phương thứ năm là u$_{5}$=4$^{2}$=16

Tiếp tục như trên, ta dự đoán được công thức tính số chính phương thứ n là u$_{n}$=(n –1)$^{2}$ với n N*.

Kết luận:

+ Mỗi hàm số u xác định trên tập các số nguyên dương N* được gọi là một dãy số vô hạn (gọi tắt là dãy số), kí hiệu là u=u(n).

+ Ta thường viết u$_{n}$ thay cho u(n) và ký hiệu dãy số u=u(n) bởi (u$_{n}$), do đó dãy số (u$_{n}$) được viết dưới dạng khai triển u$_{1}$, u$_{2}$, u$_{3}$,…, u$_{n}$,... Số u$_{1}$ gọi là số hạng đầu, u$_{n}$ là số hạng thứ n và gọi là số hạng tổng quát của dãy số.

Chú ý

Nếu ∀n∈N*, u$_{n}$=c thì (u$_{n}$) được gọi là dãy số không đổi.

Ví dụ 1: (SGK – tr.43).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.43).

2. Dãy số hữu hạn

Hoạt động 2.

a) Các số chính phương nhỏ hơn 50 được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là

0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49.

b) Ta có: u$_{n}$=(n –1)$^{2}$ với nN* và n ≤ 8.

Kết luận:

+ Mỗi hàm số u xác định trên tập M = {1; 2; 3;...; m} với m∈N* được gọi là một dãy số hữu hạn.

+ Dạng khai triển của dãy số hữu hạn là u$_{1}$, u$_{2}$,…, u$_{m}$. Số u$_{1}$ gọi là số hạng đầu, số u$_{m}$ gọi là số hạng cuối.

Ví dụ 2: (SGK – tr.43).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.43).

Luyện tập 1.

a) Xét số tự nhiên a khác 0, ta có a chia cho 5 dư 1, khi đó tồn tại số tự nhiên q khác 0 để a = 5q+1.

Xét dãy số gồm tất cả các số tự nhiên chia cho 5 dư 1 theo thứ tự tăng dần. Khi đó, số hạng tổng quát của dãy số là u$_{n}$=5n+1 (n∈N*).

b) Dãy gồm năm số hạng đầu của dãy số trong câu a là: 6; 11; 16; 21; 26.

Số hạng đầu của dãy là u$_{1}$=6, số hạng cuối của dãy là u$_{5}$=26.

2. CÁCH CHO MỘT DÃY SỐ

Hoạt động 3:

a) Số hạng tổng quát của dãy số là u$_{n}$=5n (nN*).

b) Số hạng đầu của dãy số là u$_{1}$=5.

Công thức tính số hạng thứ n theo số hạng thứ n – 1 là u$_{n}$=u$_{n}$–1+5 (n$\epsilon $N*, n>1).

Kết luận:

Một dãy số có thể cho bằng:

+ Liệt kê các số hạng (chỉ dùng cho các dãy hữu hạn và có ít số hạng).

+ Công thức của số hạng tổng quát.

+ Phương pháp mô tả.

+ Phương pháp truy hồi.

Ví dụ 3: (SGK – tr.44)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).

Ví dụ 4: (SGK – tr.44).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước số là 1 và chính nó.

Chú ý:

Dãy số gồm tất cả các số nguyên tố ở Ví dụ 4 được cho bởi phương pháp mô tả (số hạng thứ n là số nguyên tố thứ n). Cho đến nay người ta vẫn chưa biết có hay không một công thức tính số nguyên tố thứ n theo n (với n bất kì), hoặc là một hệ thức tính số nguyên tố thứ n theo vào số nguyên tố đứng trước nó.

- Hệ thức truy hồi là hệ thức biểu thị số hạng thứ n của dãy số qua số hạng (hay vài số hạng) đứng trước nó.

Ví dụ 5: (SGK – tr.44).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).

Ví dụ 6: (SGK – tr.44).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).

Luyện tập 2

a) Năm số hạng đầu của dãy số (un) với số hạng tổng quát un=n! là

u$_{1}$=1!=1 

u$_{2}$=2!=2 

u$_{3}$=3!=6 

u$_{4}$=4!=24 

u$_{5}$=5!=120 

b) Năm số hạng đầu của dãy số Fibonacci (F$_{n}$) là

F$_{1}$=1 

F$_{2}$=1 

F$_{3}$=F$_{2}$+F$_{1}$=1+1=2; 

F$_{4}$=F$_{3}$+F$_{2}$=2+1=3; 

F$_{5}$=F$_{4}$+F$_{3}$=3+2=5. 

Chú ý

Chú ý

Để có hình ảnh trực quan về dãy số, ta thường biểu diễn các số hạng của nó trên trục số. Chẳng hạn, xét dãy số (un) với un=-1n2n. Năm số hạng đầu tiên của dãy số này là: 

u$_{1}$=-$\frac{1}{2}$, u$_{2}$=$\frac{1}{4}$, u$_{3}$=-$\frac{1}{8}$, u$_{4}$=$\frac{1}{16}$, u$_{5}$=-$\frac{1}{32}$ và được biểu diễn trên trục số như trên.

3. NHẬN BIẾT DÃY SỐ TĂNG, DÃY SỐ GIẢM

Hoạt động 4.

a) Ta có: 

u$_{n+1}$=3(n+1)-1=3n+3-1=3n+2 

Xét hiệu u$_{n+1}$-u$_{n}$ ta có: u$_{n+1}$-u$_{n}$=(3n+2)-(3n-1)=3>0, tức là u$_{n+1}$>u$_{n}$, ∀n∈N*.

Vậy u$_{n+1}$>u$_{n}$  nN*.

b) Ta có: v$_{n+1}$=$\frac{1}{(n+1)^{2})}$.

Xét hiệu v$_{n+1}$-v$_{n}$ ta có: 

v$_{n+1}$-v$_{n}$=$\frac{1}{(n+1)^{2})}$-$\frac{1}{n^{2}}$ 

=$\frac{n^{2}-(n+1)^{2}}{n^{2}(n+1)^{2}}$=$\frac{n^{2}-(n^{2}+2n+1)}{n^{2}(n+1)^{2}}$ 

=-$\frac{2n+1}{n^{2}(n+1)^{2}}$<0, ∀n∈ ℕ* 

Tức là v$_{n+1}$<v$_{n}$, ∀n∈N*

Vậy v$_{n+1}$<v$_{n}$, ∀n∈N*.

Kết luận:

+ Dãy số (u$_{n}$) được gọi là dãy số tăng nếu ta có: u$_{n+1}$>u$_{n}$ với mọi n∈ ℕ*.

+ Dãy số (u$_{n}$) được gọi là dãy số giảm nếu ta có u$_{n+1}$ với mọi n∈ ℕ*.

Ví dụ 7: (SGK – tr.45).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.45).

Luyện tập 3

Ta có: u$_{n}$=$\frac{1}{n+1}$, u$_{n+1}$=$\frac{1}{(n+1)+2}$=$\frac{1}{n+2}$

u$_{n+1}$-u$_{n}$=$\frac{1}{n+2}$-$\frac{1}{n+1}$=$\frac{(n+1)-(n+2)}{(n+1)(n+2))}$

=-$\frac{1}{(n+1)(n+2)}$<0, ∀n∈N* 

Tức là u$_{n+1}$<u$_{n}$, ∀n∈N*

Vậy (u$_{n}$) là dãy số giảm.

2. Nhận biết dãy số bị chặn

Hoạt động 5.

a) Ta có: u$_{n}$=$\frac{n+1}{n}$=1+$\frac{1}{n}$>1, ∀n∈N*

b) Ta có: $\frac{1}{n}$≤1, ∀n∈N* 

suy ra 1+$\frac{1}{n}$≤1+1=2, ∀n∈N* 

Do đó, u$_{n}$=1+$\frac{1}{n}$≤2, ∀n∈N*. 

Kết luận

+ Dãy số (u$_{n}$) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho u$_{n}$≤M với ∀n∈N*.

+ Dãy số (u$_{n}$) được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại một số m sao cho u$_{n}$≥m, ∀n∈N*.

+ Dãy số (u$_{n}$) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại các số m. M sao cho m≤u$_{n}$≤M, ∀n∈N*.

Ví dụ 8: (SGK – tr45).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.46).  

Câu hỏi phụ

Ta có: u$_{n}$=$\frac{4n+5}{n+1}$>0, ∀n∈N*

u$_{n}$=$\frac{4n+5}{n+1}$=$\frac{4(n+1)+1}{n+1}$=4+$\frac{1}{n+1}$≤4+$\frac{1}{2}$=$\frac{9}{2}$, ∀n∈N* 

Suy ra 0<u$_{n}$<$\frac{9}{2}$, ∀n∈N*

Vậy dãy số (u$_{n}$) bị chặn.

Luyện tập 4

Ta có: u$_{n}$ = 2n – 1 ≥ 1, ∀ n ∈ ℕ*.

Do đó, dãy số (u$_{n}$) bị chặn dưới.

Dãy số (u$_{n}$) không bị chặn trên vì không có số M nào thỏa mãn:

u$_{n}$ = 2n – 1 ≤ M với mọi n N*.

Vậy dãy số (u$_{n}$) bị chặn dưới và không bị chặn trên nên không bị chặn.

Vận dụng

a) Ta có: 

s$_{2}$=s$_{1}$+25=200+25=225 

s$_{3}$=s$_{2}$+25=225+25=250 

s$_{4}$=s$_{3}$+25=250+25=275 

s$_{5}$=s$_{4}$+25=275+25=300 

Vậy lương của anh Thanh vào năm thứ 5 làm việc cho công ty là 300 triệu đồng.

b) Ta có: 

s$_{n}$=s$_{n-1}$+25⟺s$_{n}$-s$_{n-1}$=25>0 với mọi n≥2, n∈N*

Tức là s$_{n}$>s$_{n-1}$với mọi n ≥ 2, n N*.

Vậy (s$_{n}$) là dãy số tăng. Điều này có nghĩa là mức lương hàng năm của anh Thanh tăng dần theo thời gian làm việc


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 11 KNTT bài 5 Dãy số, kiến thức trọng tâm toán 11 kết nối tri thức bài 5 Dãy số, Ôn tập toán 11 kết nối bài 5 Dãy số

Bình luận

Giải bài tập những môn khác