5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 89

5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 89. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

CH1: Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?

CH2. Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH1. Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản?

CH2. Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?

CH3. Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

CH4. Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào?

CH5. Vì sao có lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi.

CH6. Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên những kết nối quan trọng nào?

CH7. Đoạn văn này có sự kết nối như thế nào với nhan đề của văn bản?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?

CH2. Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên không? Vì sao?

CH3. Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Nêu nhận xét về hiệu quả của các trình bày đó.

CH4. Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

CH5. Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”?

CH6. Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em biết?

CH7. Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

CH1: Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt là: Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút; Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa; Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa; Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Ấn tượng của em là những đúc kết của người xưa về những hiện tượng quan sát trên trời và dự đoán được mưa bão sắp tới bảo vệ nông nghiệp và mùa màng.

CH2: “Sống chung với lũ” nghĩa là chúng ta đứng trước những nguy cơ về thiên tai không mong muốn, giờ đây cần phải đưa ra các biện pháp để thích nghi với thời tiết mưa gió bão lụt, chấp nhận những khó khăn bất lợi và sẵn sàng đương đầu khi lũ tới, đồng thời cũng tìm cách khai thác ích lợi từ nó. Chỉ có như thế cuộc sống sinh hoạt mới có thể vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH1: Phần sa-pô của văn bản được viết thành một đoạn văn riêng biệt, trình bày ngay đầu tiên và khác phông chữ với văn bản, có nội dung tóm tắt lại những thông tin chính của nghệ thuật múa rối nước.

Cách viết sa-pô đối với một văn bản thông tin nói chung là:

- Phần sa-pô phải được trình bày ở đầu văn bản.

- Về nội dung, phần sa-pô phải bao quát và tóm tắt được nội dung của toàn văn bản.

CH2: Quá trình kiến tạo đồng bằng là được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm của con sông.

CH3: Đặc điểm:

- Vùng Châu thổ sông Cửu Long cũng không ngoài quy luật đó và càng đặc biệt hơn với vùng địa mạo có tuổi địa chất trẻ, nằm tận cùng của một lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau đổ dài từ các rặng của dãy núi Himalaya cao nhất thế giới, băng qua vùng cao nguyên Tây Tạng.

Bổ sung nước từ hai phía tả ngạn và hữu ngạn của các khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp hình thành ở các vùng đồi núi dãy Trường Sơn, nối tiếp với cao nguyên trung phần Việt Nam hùng vĩ và tiếp tục xuôi về phía đồng bằng của đất nước Chùa Tháp, kết nối với Biển Hồ bao la và cuối cùng đổ về vùng châu thổ sông Cửu Long thấp và phẳng của Việt Nam.

CH4: Vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Nghèo nàn về vật chất xây dựng và khoáng sản kim loại.

- Cát xây dựng và san lấp cũng khá ít ỏi so với nhau cầu.

- Thổ nhưỡng và sinh thất vùng châu thổ có nhiều lớp đất mặt giàu dinh dưỡng với thành phần chính là đất sét và đất thịt, có thêm nguồn nước dồi dào giúp cho việc sản xuất nông nghiệp và thủy sản phát triển mạnh với năng suất sinh hoạt vô cùng lớn.

CH5: Năm nào có lũ lớn là năm đó có nhiều có chim, sản vật của mùa lũ rất nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa và sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược  sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ.

CH6: Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng là dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

- Thứ nhất, kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa.

- Thứ hai, kết nối giữa sông và hai bên bờ.

- Thứ ba, sự kết nối thủy vực từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả.

CH7: Đoạn văn này có sự kết nối với nhan đề là vừa giải thích được nhan đề tại sao miền châu thổ lại cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ và niềm tin người dân dành cho nơi đây.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH1: Thông tin tác giả muốn truyền tải là nói về ưu và nhược điểm của lũ khi tới với đồng bằng sông Cửu Long.

CH2: Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì đã phân tích, chỉ ra những đặc điểm và nhược điểm khi lũ mang tới nơi đây. Tuy nhiên ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, đặc biệt mang đến tài nguyên vô cùng phong phú với người dân.

CH3: Có quan hệ chặt chẽ với nhau để nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của của vùng châu thổ Cửu Long.

CH4:Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn là tài nguyên, đất, phù sa màu mỡ, thức ăn,....

Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đồng thời thấy được lũ mang tới nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho người dân nơi đây, ngoài ra mang tới những tài nguyên mới và quá trình tái tạo đất.

CH5: Tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử” vì bài viết đang làm rõ quan điểm Đồng bằng sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ, từ đó thuyết phục người đọc đồng tình rằng miền châu thổ này cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ. 

CH6: Những thông tin được đưa đến trong văn bản có nhiều điểm mới so với điều em biết như lũ mang tới nhiều lợi ích và đặc biệt là cải thiện được đời sống người dân.

Lũ còn có cả những lợi ích, mang lại cho người dân nơi đây một mùa màng tươi tốt. Qua đó để thấy được những thông tin mà văn bản mang lại hết sức có ích, thiết thực và tạo dựng cho ta một niềm tin mới, học hỏi được những tri thức, bài học mới.

CH7: Những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác.

- Vì mỗi nơi đều có những ưu nhược điểm, đặc biệt về địa hình và môi trường sống của các loài sinh, động vật thích nghi với các điều kiện sống riêng, ngoài ra còn thời tiết, người dân, môi trường có sự khác nhau nên không thể áp dụng giống nhau được.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 89, soạn Văn 8 tập 2 KNTT trang 89

Bình luận

Giải bài tập những môn khác