5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 127

5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 127. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH1: Hãy ghi tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích.

CH2. Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật nào?

CH3. Những cặp nhân vật nào trong đoạn trích có sự đối lập nhau? Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật điều gì?

CH4. Trong đoạn trích. tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa nhự thế nào? Hãy thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét.

CH5. Theo em, chi bết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?

VIẾT

CH: Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần mở đầu cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị

NÓI VÀ NGHE

CH: Thực hiện việc chuẩn bị cho bài nói với đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng - những thói xấu cần tránh. 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1: - Một đứa bé chưa đến tuổi ghi vào bạ tịch đòi đấu với đô Trâu để giành giải nhất.

- Trần Quốc Tuấn đồng ý cho cậu bé vào tranh và cùng với Trần Ích Tắc ra xem đấu vật.

- Keo vật diễn ra, đô Trâu nhiều lần tìm cách hạ gục đối thủ nhưng không thành,

- Cuối cùng, thằng bé đánh thua đô Trâu bằng một đòn cao và được nhận vào đội quân gia nô của Trần Quốc Tuấn. Thằng bé đó chính là Yết Kiêu.

CH2: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật đô Trâu và Trần Ích Tắc.

CH3: Các cặp nhân vật đối lập:

- Trần Quốc Tuấn và Trần Ích Tắc

- Đô Trâu và Yết Kiêu

=> Tác dụng: làm nổi bật tính cách và bản chất của mỗi nhân vật.

CH4: Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu – một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa không coi trọng sức mạnh và khả năng của cậu.

Nếu thay “thằng bé” bằng từ “chàng trai” hoặc “chàng thanh niên” thì độ bất ngờ của tình huống cũng như tác dụng của phép đối để chế giễu nhân vật đô Trâu và Trần Ích Tắc sẽ bị giảm bớt.

CH5: Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình đã thể hiện tấm lòng trân trọng người tài của ông.

VIẾT

CH: * Tìm ý:

- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?

- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo…).

- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích…).

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương…).

* Lập dàn ý

a. Mở bài:

Lí do của chuyến tham quan và nơi sẽ đến.

Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

b. Thân bài

- Cảnh dọc đường đi.

Phong cảnh, những nét đặc biệt.

Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

- Đến nơi.

Hoạt động thứ nhất.

Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể và miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

- Kết thúc chuyến đi

Chuẩn bị trở về.

Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

c. Kết bài:

Suy nghĩ về chuyến đi.

Mong ước.

* Viết mở bài:

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

NÓI VÀ NGHE

CH: 1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và hiếu thắng. (Một trong những tính xấu gây ảnh hưởng, cản trở rất nhiều đến sự phát triển của con người chính là tính hiếu thắng).

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tính kiêu căng: là tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu, khiến người ta khó chịu.

Tính hiếu thắng: là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân.

b. Phân tích

Tính kiêu căng và hiếu thắng xuất phát từ bản chất của con người muốn dành phần thắng về mình, muốn thể hiện bản thân mình. Đôi lúc, tính hiếu thắng xuất phát từ việc người đó vốn không được mọi người coi trọng...

Tính kiêu căng và hiếu thắng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,…

Để kiềm chế tính kiêu căng và hiếu thắng mỗi chúng ta trước hết cần nhận biết đúng giá trị của bản thân mình, bên cạnh đó, những việc không khả năng của mình có thể làm được thì nên im lặng làm, khi thành quả tốt nhất định người khác sẽ tán dương bạn, không nên khoa trương...

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội cũng có nhiều người khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân, những người này thường tự giải quyết được vấn đề của họ êm đẹp và được mọi người yêu quý, kính trọng.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tính kiêu căng và hiếu thắng đồng thời liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 127, soạn Văn 8 tập 1 KNTT trang 127

Bình luận

Giải bài tập những môn khác