5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 43

5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 43. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao? 

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Biện pháp tu từ điệp ngữ và hình thức đối trong hai câu thơ đầu.

CH2: Hình ảnh con người và thiên nhiên.

SAU KHI ĐỌC 

CH1: Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

CH2: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

CH3: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

CH4: Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

CH5: Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

CH6: Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

CH7: Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng. 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Em rất thích ngắm hoàng hôn bởi đó là khoảnh khắc yên bình, lãng mạn và hạnh phúc nhất trong một ngày vất vả bộn bề. Hoàng hôn chính là sự chuyển giao giữa khoảng thời gian ban ngày và buổi tối. Sau một ngày dài, ánh nắng đã dịu hẳn, không còn chói chang nữa và hoàng hôn xuất hiện. Nhiều người vẫn nghĩ hoàng hôn là sự kết thúc, nhưng với em, nó cũng như một sự khởi đầu mới với bao hi vọng, bao ước mơ. 

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Biện pháp tu từ điệp ngữ: dường

- Hình thức đối: Trước xóm/ sau thôn/ tựa khói lồng.

Bóng chiều/ dường có/ lại dường không.

CH2: - Hình ảnh con người: Mục đồng

- Hình ảnh thiên nhiên: Khói, bóng chiều, trâu, cò trắng liệng xuống đồng

SAU KHI ĐỌC 

CH1: "Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng).

Để nhận biết thể thơ cần nhìn vào số câu thơ trong bài, số chữ trong mỗi câu thơ, cách hiệp vần, quy luật, thời gian ra đời của bài thơ.

CH2: Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.

CH3: Hình ảnh ở hai câu thơ cuối:

- Tiếng sáo vi vu văng vẳng khắp cánh đồng

- Từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng

=> Bức tranh với khung cảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” khiến cho cảnh vật trở nên sinh động, làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Ta thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.

CH4: Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.

CH5: Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương. Bằng những hình ảnh vô cùng giản dị, mộc mạc nơi thôn xóm cùng những cảnh vật gần gũi, quen thuộc nhưng lại khiến lòng người xao xuyến, thổn thức, để rồi từ những thứ bình dị đó mà vẽ lên một bức tranh vô cùng phong phú, thật yên bình, đẹp đẽ, tô điểm vào đó là một ánh sáng rực rỡ của tâm hồn thi nhân. Đọc bài thơ mà ta như được ngắm một bức tranh phong cảnh với những đường nét, màu sắc hài hòa, thấy được cuộc sống giữa con người, thiên nhiên, sự vật đều hiện lên rất tự nhiên, trong sáng. Len lỏi vào trong đó còn có cả những tiếng sáo du dương, trầm bổng. Tất cả những điều này gợi cho ta thấy được tác giả là một người có tâm hồn nhân hậu, với tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước và con người sâu sắc. Đứng trước những cảnh vật đó cảm xúc, tâm trạng dâng trào, bồi hồi.

CH6: Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Thiên Trường thuở ấy, đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của vua chúa, tôn thất nhà Trần, nhưng Trần Nhân Tông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ nguy nga, mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên, cảnh vật đồng quê. Điều đó cho thấy tâm hồn thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này.

CH7: Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu vì ở đây vẫn có sự sống con người trong mối giao hòa với cảnh vật thiên nhiên rất đỗi nên thơ. Một ông vua mà sáng tác những vần thơ gợi cảm như thế chứng tỏ đây là con người tuy có địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Thiên Trường vãn vọng (Thiên Trường là một địa danh; vãn có nghĩa là chiều; vọng là nhìn, ngắm, trông ra) được dịch là ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà. Nhan đề của bài thơ ngắn gọn, nhưng đã khái quát được nội dung của toàn bài thơ. Trước hết, chúng ta cần phải đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để hiểu rõ hơn về nhan đề. Bài thơ được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Nhan đề bài thơ đã gợi mở cho người đọc về thời gian, không gian được nhắc đến trong bài thơ. Thời gian lúc này là buổi chiều - đây là khoảng thời gian kết thúc của một ngày, vạn vật đều trở về nghỉ ngơi. Còn không gian là ở phủ Thiên Trường - nơi quê hương của tác giả. Từ “vọng” đã miêu tả hành động của nhân vật trữ tình, đang phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên. Như vậy, nhan đề tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát được nội dung của bài thơ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 43, soạn Văn 8 tập 1 KNTT trang 43

Bình luận

Giải bài tập những môn khác