5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 125
5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 125. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CH1. Dựa vào đâu để có thể khẳng định “Chiều hôm nhớ nhà” là mội bài thơ trữ tình?
CH2. Những hình ảnh nào trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”?
CH3. Em cảm nhận như thế nào về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc họa trong bài thơ?
CH4. Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ?
CH5. Đọc các chủ thích trong văn bản, em có nhận xét gi về cách dùng từ ngữ của tác giả?
VIẾT
CH: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 - 15 câu) phân tích cảnh và tình trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của bà Huyện Thanh Quan.
NÓI VÀ NGHE
CH: Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước?
a. Chuẩn bị nội dung để thảo luận về đề tài trên.
b. Tập luyện thảo luận trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
CH1: Ta khẳng định bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” là một bài thơ trữ tình vì:
- Bài thơ đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt của người viết.
- Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát.
- Có cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt.
CH2: Những hình ảnh trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề “Chiều hôm nhớ nhà” là: trời chiều, bóng hoàng hôn, cô thôn, lữ thứ. Những hình ảnh này thường gắn liền với sự mênh mông của thời gian, sự tĩnh mịch, gắn với buổi chiều hôm, và thời gian buổi chiều thường làm cho tâm trạng con người ta cô đơn, dẫn đến việc nhớ nhung về quê hương, về gia đình, nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ đã qua để rồi ngậm ngùi mà nhìn lại thực tại cùng bao nỗi trống trải, lạc lõng, đơn côi.
CH3: Đoạn thơ chỉ giới thiệu khoảnh khắc mà người đọc như cảm nhận được cả không gian của một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa đất trời, có một cái gì đầy nhạy cảm của con người. Chiều buồn nhất và cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống bộn bề, ồn ào đôi khi vẫn tìm về với sự bình yên vĩnh hằng của thiên nhiên và của chính lòng mình.
CH4: Mang tiếng nói của từng tầng lớp quý tộc phong kiến đang trên bờ vực suy tàn, thơ Huyện Bà Thanh Quan thể hiện một khía cạnh tư tưởng của văn học thế kỷ 18-19, phản ánh tâm tư của từng tầng lớp nho sĩ đang suy vong. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng hoài niệm, nhớ mong của vị vua thời Hậu Lê. Phải chăng đó cũng là tình cảm của tập đoàn phong kiến đã qua thời hoàng kim, đã hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ trong một bối cảnh lịch sử tương tự, lại càng thấy được sâu sắc hơn nỗi buồn trong lòng: nỗi buồn thời cuộc.
CH5: Nhận xét: Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố...) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn. Ngôn từ đẹp đẽ, nhiều màu sắc gợi hình, biểu cảm như tô vẽ lên thành một bức tranh buổi chiều hôm đầy thơ mộng với khung cảnh, con người hòa hợp, nhưng chất chứa trong đó là bao nỗi niềm sâu thẳm của nhà thơ.
VIẾT
CH: "Chiều hôm nhớ nhà" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan - nữ thi sĩ nổi tiếng sống ở thế kỉ XIX. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài đã làm cho khung cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người được hòa quyện vào nhau, tạo ra tác phẩm bất hủ. Đầu tiên, bà chọn cảnh chiều tà để làm nền cho bức tranh của mình. Đây cũng là thời điểm mà rất nhiều tác giả khác chọn để diễn tả nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi trong lòng mình. "Chiều hôm nhớ nhà" cũng không nằm ngoài cảm xúc đó. Ánh nắng chiều "bảng lảng", le lói những tia sáng cuối cùng trước khi lụi tàn khiến con người cảm thán vì vẻ đẹp đó, cũng nuối tiếc một ngày đã qua. Trong không gian ấy, âm thanh của tiếng trống dồn, tiếng tù và vang vọng, phóng đại ngày càng to hơn, khiến con người bồi hồi, muốn quay trở về nhà. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã miêu tả cảnh "ngư ông về viễn phố" hay "mục tử lại cô thôn". Dù xa dù gần, những người dân lao động cũng đã về, tuy chỉ có một mình tác giả là không biết đi đâu về đâu. Bà đã rời Thăng Long yêu dấu vào Huế để dạy học cho công chúa, phi tần. Thế nên, bà cho mình là một người khách trên mảnh đất đó. Đã cô đơn, bà lại đặt mình dưới bầu trời cao rộng đang nổi gió, sương xuống dặm liễu mù mịt. Tất cả đều khiến cho nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ đáng thương, lẻ loi, hiu quanh. Không chỉ nhớ nhà, sâu thẳm trong trái tim của và là nỗi nhớ thương đất nước. Bà không quá gắn bó với triều đại đương thời mà bà đang nhớ về thời kì vàng son của nền phong kiến. Đó mới chính là "nhà", là nơi mà nhân dân ấm no, kẻ sĩ được trọng dụng.
NÓI VÀ NGHE
CH: Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tươi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tưởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp, có sức mạnh to lớn vượt qua mọi xiềng xích, gông cùm, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Vì có có ý kiến cho rằng: Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước? Câu nói đã khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tình yêu tiếng nói dân tộc trong mọi hoàn cảnh…
Tiếng nói dân tộc chính là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giữ vững được tiếng nói là nắm vững chìa khóa gông xiềng nô lệ.
Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chúng được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hóa dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hết là giữ vững được bản sắc văn hóa riêng. Văn hóa lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình trở thành kẻ ăn nhờ ở đậu sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luận đặt vấn đề nô dịch văn hóa lên hàng đầu. Như vậy tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một sức mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.
Tình yêu tiếng việt của người Việt, của dân tộc Việt là một minh chứng hùng hồn cho chân lí sáng ngời đó. Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử lâu đời. Lịch sử tiếng Việt là lịch sử của đời sống tư tưởng, tâm hồn tình cảm người Việt, là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường bất khuất. Còn nhớ một nghìn năm Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp đô hộ, chúng thực hiện chiến dịch đồng hóa bứt nhân dân học chữ Nho, còn nhớ tới trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ, chúng thực hiện chính sách đồng hóa theo lối Tây học, Âu hóa. Tưởng chừng tiếng Việt se xbij Hán hóa, Tây hóa… tưởng chừng tiếng Việt sẽ bị ngôn ngữ ngoại lại đốn gục trong đấu trường văn hóa. Vì vậy tiếng việt vẫn được bảo tồn lưu giữ.
Tiếng Việt vẫn “sống”… sống trong lời ăn tiếng nói giản dị hằng ngày của dân nhân sống trong những câu ca dao, làn điệu dân da ấm áp ân tình, thủy chung, sống trong những trang thơ thuần Nôm đầy hương vị dân tộc của Nguyễn Trãi trong những trang Kiều của cụ Nguyễn Du, trong những vẫn thơ lãng mạn thành tấm lục bạch hứng vong hồn của cả thế hệ”
Trên thế giới những hoạt động bảo vệ tiếng nói dân tộc luôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Nước Nga đã chọn một năm làm năm tiếng Nga, nước Pháp đang rất quan tâm xây dựng cộng đồng Pháp ngữ. Chính phủ Trung Quốc đã có quy định về việc viết thương hiệu, tên của các cơ quan tổ chức theo nguyên tắc chữ Hán.
Ở Việt Nam ta từ ta từ xa xưa yêu cầu bảo vệ tiếng nói dân tộc đã được đặt ra như một nội dung quan trọng. Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của dân tộc khác. Nguyễn Trãi nhấn mạnh người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chí Minh đã từng phê phán căn bệnh nói chữ “ Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao”
Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử lại thấy xót xa đau đớn, trước nguy cơ mai một của tiếng Việt, trước sự biến dạng của tiếng Việt ngày nay. Tiếng Việt hay là thế, đẹp là thế, có sắc thái biểu cảm và cấp độ nghĩa thật phong phú và tinh tế là vậy mà người ta lại thay thế những từ xin lỗi cảm ơn đồng ý bằng những từ sorry, thank you, ok một cách tùy tiện mọi lúc mọi nơi. Tự hào biết ơn, ghi công biết bao người đã và đang gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt lại chợt xót xa giật mình trước con số, 4,56 triệu kết quả “báo động tình trạng sử dụng sai tiếng Việt” trên Google giật mình với chính mình khi mình cũng là một trong nhiều bạn trẻ vẫn vô tư sáng tạo ra những thứ ngôn ngữ “đọc hiểu được chết liền” vẫn vô tư chêm vào những câu tiếng Anh, tiếng Hoa nửa tây nửa ta một cách tự do vô ý thức giật mình trước một đoạn văn của một chàng thanh niên nước ngoài xa xứ viết về nỗi nhớ quê hương bằng tiếng Việt trong khi bao người lại chối bỏ tiếng mẹ đẻ thân thương. Tất cả đều bắt nguồn từ thói quen sử dụng tiếng ngoài từ suy nghĩ nói như thế mới là sành điệu, mới đúng mốt từ thái độ coi thường hoặc thiếu ý ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Hiểu rõ được điều đó, mỗi người chúng ta phải nhận thức rõ được tình yêu với tiếng mẹ đẻ. Tình yêu đó không chấp nhận sự pha trộn lai căng lạm dụng tiếng nước ngoài.
Chúng ta cần biết yêu quý và quý trọng tiếng việt, phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, bảo vệ tiếng Việt có ý thức phát triển Tiếng Việt. Hãy luôn tâm niệm:
Tôi chỉ biết nếu tiếng nói tôi biến mất
Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 8 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 125, soạn Văn 8 tập 1 KNTT trang 125
Bình luận