5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 101

5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 101. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH: Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích. 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH1. Cách trình bày văn bản kịch bản ( chỉ dẫn, lời thoại). 

CH2. Chi tiết thợ may may áo áo ngược hoa. 

CH3. Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc - đanh 

CH4. Tại sao lời thoại của nhân vật Ni - côn chủ yếu là tiếng cười? 

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

CH2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

CH3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

CH4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

CH5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

CH6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

CH7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

CH8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Viết đoạn văn khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên. 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH: Chương trình “Táo quân”

Táo Quân tập trung vào phản ánh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm diễn ra thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội một cách hài hước, được thể hiện trong buổi chầu cuối năm, khi các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã làm suốt một năm qua. Táo Quân cũng là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch, dân ca cải lương, chèo, ca trù và nhạc chế.

ĐỌC VĂN BẢN 

CH1: Chỉ dẫn: nêu rõ các chương hồi cụ thể.  

Lời thoại: được dịch sang tiếng Việt hoàn thiện. 

CH2: Ai cũng biết rằng khi may áo, hoa phải hướng lên trên. Không biết bác phó may do kém cỏi, do sơ suất hay do cố tình biến ông Giuốc - đanh thành trò cười mà lại may bộ lễ phục ngược hoa. Ông Giuốc- đanh còn tỉnh táo nên đã phát hiện ra điều này. Nhưng chỉ cần bác phó may vụng chèo khéo chống, bịa ra lý lẽ những người quý phái đều mặc áo ngược hoa là ông ưng thuận ngay. Đoạn này có kịch tính cao. 

CH3: Từ "ông lớn" đến "cụ lớn" đến "đức ông". 

CH4: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn bật cười khi thấy lão tin rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái, những người giới quý tộc đều mặc như vậy và cứ moi mãi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ để mua lấy mấy cái tên gọi hão huyền, vô danh hữu thực.

SAU KHI ĐỌC 

CH1: – Những tên thợ phục mặc lễ phục cho ông, ông đi đi lại lại phô cái áo mới, đều bước theo điệu nhạc thật chẳng khác nào chú hề.

– Những lời đối thoại của ông Giuốc- đanh với bọn thợ phụ, chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” để moi tiền.

– Ông vô cùng thích thú và không hề tiếc túi tiền của mình để cho chúng.

⇒ Nhân vật ông Giuốc- đanh mê muội, ngu dốt, ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi học làm sang nên đã bị lợi dụng.

CH2: - Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.

- Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.

CH3: Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu. 

Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.

Ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.

CH4: Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.

Ngôn ngữ trực tiếp có khi là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Ví dụ như Giuốc-đanh đối đáp với bác phó may về đôi bít tất lụa hay về đôi giày quá chật, về chiếc áo may ngược hoa… Cũng có khỉ là lời độc thoại như đoạn Giuốc-đanh tự nói với mình. Đoạn kể về cảnh bác phó may và bọn thợ phụ mặc lễ phục cho Giuốc-đanh là ngôn ngữ kể chuyện. Trong kịch nói thì đối thoại là ngôn ngữ chính, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật. 

CH5: Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật: Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.

CH6: Một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích: tạo tình huống kịch, dùng điệu bộ gây cười… 

CH7: - Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

- Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân.

CH8: Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc- đanh bởi thói học đòi làm sang. Tuy nhiên bản thân lại dốt nát, thiếu hiểu biết, ưa nịnh và cả tin. Chính điều này đã dẫn đến việc bị kẻ xấu lừa đảo, dắt mũi, lợi dụng mà không hề hay biết. Từ đó cũng khiến người đọc rút ra được những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi mỗi chúng ta có được chút thành tựu, việc đầu tiên là phải biết trau dồi vốn tri thức, hiểu biết để rồi nhìn nhận vào thực tế cuộc sống mà hành xử một cách thông minh, khôn khéo, sống với chính mình, sống là chính mình. Từ đó sẽ không để những kẻ vụ lợi, tâm cơ có thể lợi dụng, lừa đảo. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, tôi khá ấn tượng với chi tiết phó may may áo hoa ngược. Chi tiết này xuất hiện ở phần mở đầu, khi phó may mang bộ lễ phục đến cho Giuốc-đanh thử. Ông đã phát hiện ra bộ lễ phục bị may hoa ngược, trách móc phó may. Nhưng phó may lại bao biện bằng cách đổ lỗi cho Giuốc-đanh rằng: “Ngài có bảo ngài muốn may hoa xuôi đâu”, hay khẳng định rằng: “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả”. Câu nói này đã đánh đúng vào tâm lí của ông Giuốc-đanh, kẻ đang muốn học đòi làm quý tộc. Rõ ràng, bác phó may đang ở thế bị động, lại chuyển sang thế chủ động, tấn công đối phương bằng hai đề nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà” và “Xin ngài cứ việc bảo”. Thế là sai lầm của bác phó may được bỏ qua. Qua đây, người đọc đã thấy được sự dốt nát, học đòi của ông Giuốc-đanh cùng với sự dối trá, ranh mãnh của bác phó may. Một chi tiết nhỏ nhưng lại đem đến bài học lớn.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 101, soạn Văn 8 tập 1 KNTT trang 101

Bình luận

Giải bài tập những môn khác