5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 67

5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 67. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

CH1. Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

CH2. Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH1. Tác giả quan niệm đọc văn là gì?

CH2. Các cách diễn đạt "vì thế", "mới thực là", "vậy nên", "thực tế cho thấy" có tác dụng gì"?

CH3. Theo tác giả đọc văn là cuộc đi chơi. Phải chăng  đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật chơi của nó?

CH4. Nội dung chính của tác phẩm Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa (Trần Đình Sử)?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH1. Luận đề của văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

CH2. Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản. Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào trong văn bản?

CH3. Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?.

CH4. Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lý giải như thế nào về việc đọc văn?

CH5. Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.

CH6. Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

CH7. Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kỳ. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

CH8. Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Vì sao có thể nói "không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong"? Em hãy viết đoạn văn khoảng 7 - 9 câu trả lời câu hỏi đó.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

CH1: Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có em. Điều đã tạo nên sức cuốn hút ấy là những câu chuyện những bài học mang ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa ở bên trong nhằm giáo dục và hướng con người tới những điều tích cực trong cuộc sống để giúp hoàn thiện bản thân, sống hết mình và sống có ý nghĩa. 

CH2: Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên những hàm nghĩa ý nghĩa khác nhau để người đọc ngẫm nghĩ và đọc hiểu những vấn đề được bàn luận tới. Điều đó thể hiện tính triết lý và giá trị sâu sắc của tác phẩm. 

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH1: Tác giả quan niệm đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.

CH2: Các cách diễn đạt "vì thế", "mới thực là", "vậy nên", "thực tế cho thấy" có tác dụng nhấn mạnh vào các lập luận, ý kiến và quan điểm để đưa ra kết luận với người đọc. Đồng thời là tăng tính thuyết phục cho các lập luận được đưa ra.

CH3: Theo tác giả đọc văn là cuộc đi chơi khi đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật chơi của nó cũng giống như ca sĩ thì phải hát theo bản nhạc của nhạc sĩ.... chúng ta phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ tới hình tượng, nhưng người đọc có quyền tưởng tượng theo cách hiểu của mình miễn sao không phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.

CH4: Nội dung chính của văn bản này là bàn về ý nghĩa của việc đọc văn.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH1:  Luận đề 1: Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn.

- Luận đề 2: Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

- Luận đề 3: Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì

- Luận đề 4: Đọc văn là nền tảng của học văn.

CH2: - Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn.

- Người ta xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa.

- Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

- Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì.

- Đọc văn là nền tảng của học văn.

-> Các luận điểm làm rõ và chứng minh các vấn đề, ý nghĩa khác nhau của văn bản nhằm hướng tới các khía cạnh khác nhau của luận đề như ý nghĩa, lý thuyết.

CH3: Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn:

- Ý nghĩa văn bản không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản của cuộc đời.

- Có thời người ta hiểu ý nghĩa văn bản là cái cố định, mang tính đơn nhất, chỉ cần ai đó có tài phát biểu một câu nắm hết hồn vía.

CH4: Với những từ ngữ đó, tác giả lý giải việc đọc văn giống như chúng ta đang tham gia một trò chơi mà trò chơi đó do ta làm quản trò xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả người đọc không phải đệm mà đã chơi tác phẩm trên bản nhạc mà bản nhạc vui hay buồn còn tùy vào người chơi các cách khác nhau để cảm nhận và thấu hiểu.

CH5: Luận điểm được tác giả làm sáng tỏ bằng việc đưa ra nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ tóm lược được vào một câu nhận định hay công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong vì vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết vẫn luôn là một ẩn số và luôn được đào sâu tìm kiếm các tầng nghĩa khác nhau.

Một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình thông qua tác phẩm "Chí Phèo" và nhân vật đặc biệt là Chí Phèo luôn là nhân vật mang nhiều ẩn số chúng ta vừa thấy Chí Phèo là một người nát rượu, gây loạn xóm làng nhưng vừa là một kẻ đáng thương bị xã hội đẩy ra bên rìa của cuộc sống,...

CH6: Câu văn đó nhắc nhở em nên cảm nhận văn học một cách tuần tự giống như một bản nhạc. Chúng ta cũng cần lắng nghe những lời nhạc dạo cho tới khi vào điệp khúc từ đó người đọc có thể thấm thía từng lời nói, từ ngữ của tác giả muốn giao thoa với người đọc vừa trò chuyện vừa tâm sự có sự tương tác nhất định theo quy luật riêng.

CH7: Đọc đoạn (5) ta thấy được tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. 

Giọng văn trong đoạn (5) có sự khác với những đoạn còn lại là giọng văn trong đoạn này mang tới nhiều lời chia sẻ, tâm sự của tác giả tới người đọc.

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hóa nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. 

CH8: - Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa của nội dung đoạn trích tập trung bàn về hai khái niệm: “tác phẩm văn học” và “đọc văn học”.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Có thể nói "không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong" bởi mỗi một lần đọc sẽ giúp cho chúng ta có một góc nhìn mới sâu rộng và rõ ràng hơn không chỉ về cảm xúc và tính cách mà cho ta rất nhiều bài học. 

- Mỗi lần đọc chúng ta sẽ thấm thía từng câu nói, giúp ta khám phá thêm những điều thú vị và có những phát hiện mới mà trước đó vẫn chưa thể hiểu rõ hết.

- Vì vậy một tác phẩm chúng ta nên đọc nhiều lần để thấy được cái hay cái dở và chính những cái đó mang tới một bài học sâu sắc. Sự thấm nhuần sẽ để lại cho chúng ta nhiều giá trị bổ ích, đồng thời việc đọc một tác nhiều lần rèn luyện cho ta nhiều đức tính tốt về sự kiên trì, học hỏi.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 67, soạn Văn 8 tập 2 KNTT trang 67

Bình luận

Giải bài tập những môn khác