Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?
Văn mẫu 8 kết nối tri thức đề bài: Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?
Bài tham khảo 1:
Mỗi một tác phẩm mà các nhà văn, nhà thơ viết lên đều bắt nguồn từ những cảm hứng nghệ thuật vô tận, những cảm hứng ấy được tác giả lấy ra từ chính hiện thực cuộc sống của con người. Chính bởi thế, mà mỗi tác phẩm ta đọc, thường sẽ luôn gắn liền với cuộc sống xung quanh, gắn với cuộc đời, số phận của từng số phận, với cảm xúc cá nhân của người viết. Văn học là nơi tái hiện lại cuộc sống con người, và khởi nguồn của sáng tạo nghệ thuật chính là cuộc sống, người viết là người tái hiện lại hiện thực ấy trong tác phẩm của mình qua một quá trình dài chọn lọc, tích lũy những kiến thức về cuộc sống đời thực, con người.
Bài tham khảo 2:
'Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình''. Đúng vậy! Sáng tạo nghệ thuật không phải là ngày một ngày hai, mà nó còn là cả một quá trình đi tìm khởi nguồn cho tác phẩm của mình. Một nhà văn nếu như chỉ ngồi yên một chỗ thì chẳng thể nào tạo nên một tuyệt tác, ghi dấu trong lòng người đọc, một nhà thơ nếu chỉ nghĩ gì viết này mà không có cảm xúc, không có cảm hứng thì tác phẩm trở nên thật nhạt nhẽo. Văn học không giống các môn khoa học khô khan, trong khuôn khổ, văn học là một môn nghệ thuật, có chức năng nhận thức, khám phá cuộc sống, con người của hiện thực, của cảm xúc, của những định hướng về tương lai. Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo do đó yêu cầu văn chương phải luôn vận động thay đổi mình trở nên mới mẻ từ thời đại này sang thời đại khác. “Thế giới” chính là những sáng tạo của tác giả dựa trên nền tảng hiện thực và thể hiện tư tưởng thẩm mĩ cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy mà một tác phẩm văn học cần được đọc lại nhiều lần.
Bài tham khảo 3:
Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, là cung bậc cảm xúc mà ta phải trải qua. Mỗi tác giả là một phong cách, một quá trình đi tìm cảm hứng cho riêng mình. Chúng ta có thể xét thấy tiếng đàn của Lor-ca đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho bài thơ ''Đàn ghi ta của Lor-ca" của nhà thơ Thanh Thảo. Sự tiếc nuối, lòng thành kính tôn trọng mà Thanh Thảo dành cho Lorca qua bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca''. Tiếng đàn của Lorca không chỉ đơn thuần là một tiếng nhạc tầm thường mà đó là tiếng đàn của nghệ thuật, tiếng đàn của lá đầu cách mạng, biểu trưng cho phong trào tư bản, phong trào cách mạng mà Lorca thể hiện qua bản đàn của mình. Mở đầu cho bài thơ của mình, Thanh Thảo có trích dẫn lại lời nói của Lorca trước khi rời khỏi nhân thế ''Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn''. Đây là câu nói đã thể hiện rất rõ nhân cách của Lorca, đó là lời trăng trối cuối cùng của Lorca, thể hiện tình yêu say đắm của ông với âm nhạc, với tiếng đàn Tây Ban Nha nhưng cũng đồng thời qua đó, ông thể hiện cả tình yêu đất nước. Nhưng Lorca không phải là người sinh ra chỉ để nói những điều đơn giản. Ông muốn bộc lộ một điều sâu sắc: Rồi sẽ đến một ngày nào đó, thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã căn dặn cần phải biết chôn nghệ thuật của Lorca để đi đến những sáng tạo vượt qua ông, đem đến cho đất nước Tây Ban Nha một nền nghệ thuật mới. Có nghĩa rằng hãy xem những thành quả của ông, xem ông là mục tiêu để phấn đấu vượt qua chứ không phải là một bức tường rào chắn, không dám vượt lên trên những điều lớn lao ông đã làm cho một nền cách mạng. Bởi vì ''tiếng đàn'' của ông là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì người đi sau phải sáng tạo hơn người đi trước, phải vượt quá ý chí của người tiền bối. Thật quả là một tư tưởng lớn lao và vĩ đại của Lorca. Đó cũng chính là điều đã khiến nhà thơ Thanh Thảo phải thán phục, dành cho ông sự tôn trọng thành kính, viết lên tác phẩm về ông và tiếng đàn:
''không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng''
(Đàn ghita của Lorca_Thanh Thảo_)
Bài thơ ánh lên sự đồng điệu của hai tâm hồn nghệ sĩ, sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo với người nghệ sĩ đã giương ngọn cờ đầu cho phong trào dân tộc, cùng tấm lòng yêu nước, yêu tự do của Lorca. Vì vậy mà một tác phẩm văn học cần được đọc lại nhiều lần.
Bình luận