Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Đề bài:Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?
Bài tham khảo 1:
Từ câu chuyện của ông Giuốc - đanh, tác giả đã tạo nên một bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII vô cùng sinh động và chân thật: những gã trọc phú học đòi quý tộc một cách ngu ngốc, ngô nghê, kệch cỡm, những tên quý tộc kiểu cách rởm đời, giả dối, xảo trá, tham lam. Ông đề cao giá trị đích thực của cá nhân và chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội. Qua đó, ta cũng nhận thấy trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều cá nhân như ông Giuốc - đanh, họ học đòi làm sang một cách bất chấp.
Thói trưởng giả học làm sang hiểu theo nghĩa tiêu cực, là thói hư tật xấu lâu dần trở thành thói xấu khó bỏ, chỉ biết chạy theo nhu cầu cá nhân mà không quan tâm đến thực trạng kinh tế gia đình. Thói ăn chơi, đua đòi là sự chạy đua cách sống sang trọng, thích mặc đồ hiệu, thích khoác lên mình những bộ quần áo đắt giá, ăn sang uống xịn, chưng diện. Nguyên nhân của thói ăn chơi, đua đòi quá sớm này bắt nguồn từ tâm tính nhạy cảm, tò mò, thích thể hiện của lứa tuổi vị thành niên, khát khao được trở nên nổi bật, được là một người nổi tiếng, sành sỏi, dẫn đầu xu hướng,... Các bạn luôn có xu hướng xây dựng một hình tượng hoàn mỹ cho bản thân trên mạng xã hội khi dát lên mình những tính từ "giàu có", "biết tiêu tiền",... Nhận được sự tán dương và nể phục từ mọi người, các bạn càng lún sâu vào con đường ăn chơi sa đọa, tiêu tiền không tiếc tay.Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng hoàn toàn sai trái, ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức và hành vi của lớp trẻ, mang đến tư tưởng sống bất chấp, sống hưởng thụ, lười lao động, lười học tập rèn luyện, sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân,... Chúng ta không được lựa chọn gia đình giàu có hay nghèo hèn, nhưng chúng ta có quyền chọn trở thành một người "đói cho sạch, rách cho thơm" hay là một kẻ ăn chơi, đua đòi, chỉ được vẻ bên ngoài mà tâm hồn rỗng tuếch, hư hỏng.
Bài tham khảo 2:
Tôi xin mạn phép mượn hình ảnh bác nông dân cần cù chân lắm tay bùn để nói lên vài điều. Trước hết, phải khẳng định rằng không phải cứ nông dân là có thói xấu trưởng giả. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một số người trong đó là như vậy. Tạo hóa đã ban cho bác nông dân khả năng trồng trọt mang lại bát cơm hạt gạo nuôi sống con người và sứ mệnh ấy lại gắn liền với… một số phận, nhưng biết đâu được một ngày : “ số phận thay đổi…” Số là ở vùng quê ngày xưa đời sống bác nông nghèo khổ lắm, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Khi thời đại kinh tế phát triển, nhà nước quy hoạch, giải tỏa, câu tấc đất tấc vàng của cha ông ta thời xưa bây giờ đúng theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, thoáng một cái, bác nông dân quanh năm chỉ biết đến ruộng vườn giờ trở thành tỉ phú, nhà sang xe đẹp, các bác bây giờ có thể nói là giàu có, lắm tiền và câu chuyện cũng bắt đầu từ đó… Họ bắt đầu “học làm sang” : học nhảy, học ăn mặc ứng xử, song cái tiếp thu được đã biến chứng đi nhiều, do vậy chỉ cần một hành động nhỏ, một cử chỉ nhỏ, ngay lập tức người ta sẽ biết họ là ai, họ như thế nào, điều đó cũng không có gì là lạ bởi quý tộc đâu đơn thuần là ăn sang mặc đẹp, chiếc áo đẹp chỉ như “chiếc mặt nạ thủy tinh” sẽ nhanh chóng vỡ vụn, họ lại trở về là chính mình, và tất nhiên cứ cái đà học đòi làm sang sài phí thì tiền có nhiều như sông như núi cũng cạn cũng mòn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận