"Cười là một hình thức chế ngự cái xấu." (Phương Lựu - Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241). Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: "Cười là một hình thức chế ngự cái xấu." (Phương Lựu - Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241). Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Đề bài: "Cười là một hình thức chế ngự cái xấu." (Phương Lựu - Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241). Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Bài tham khảo 1:

Người ta thường nhầm lẫn giữa cái hài với tiếng cười mặc dầu cái hài gắn liền với tiếng cười song không phải cái cười nào cũng là cái hài. Như vậy; tiếng cười trước hết là một hiện tượng sinh lý (do thọc lét gây ra); thậm chí ở châu Phi có bệnh dịch cười (bệnh cười – cười mãi không ngớt). Có tiếng cười như của trẻ thơ vui đùa với cha mẹ; hoặc những cái gây cười bởi khuyết tật của bản năng cũng không phải là cái cười của cái hài. Cái cười của trẻ thơ thể hiện sự ngây thơ; trong trắng khi mới chập chững bước vào đời chưa có ý nghĩa xã hội sâu sắc; còn cái cười bởi sự khuyết tật của bản năng thường trở thành tiếng cười rẻ rúng.

Cái hài gắn liền với tiếng cười với tính cách là một phạm trù mỹ học thể hiện nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. Chẳng hạn như Ghécxen đã cho rằng cái cười có ý nghĩa thẩm mỹ là một công cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần tượng bị sụp đổ”.

Cái cười mang tính hài đòi hỏi; trước hết; phải có một đối tượng cười; tức là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng có thể gây cười; mỗi thứ một vẻ hết sức đa dạng. Song nói chung những cái cười; xét về bản chất là có mâu thuẫn hiểu như sự đối lập; không cân xứng không hài hoà.

Có cái có thể gây cười (đối tượng) lại còn có chủ thể cuời. Đây là mặt thứ hai mặt chủ quan của cái hài; không có nó không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều người xem tranh biếm họa; tranh vui; đọc chuyện cười mà vẫn không cười; đến lúc hiểu ra thì mới bật cười. Cái hài do vậy là một kiểu nhận thức gắn với tiếng cười khi phát hiện ra những mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở góc độ thẩm mỹ.

Bài tham khảo 2:

Cái hài gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực. Cái hài có chủ thể là tiếng cười và tiếng cười là bộ phận tạo thành tính toàn vẹn của các yếu tố hài. Trong đó yếu tố bất ngờ và từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác đều hướng tới mục đích khêu gợi tiếng cười. Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là tiếng cười tích cực chống lại và phê phán cái xấu; cái thấp hèn ủng hộ cái đẹp; đón đỡ cái đẹp; xây dựng cái đẹp và khẳng định tính tất thắng của cái đẹp.

Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là cái cười của sự hài hước; dí dỏm; châm biếng; mỉa mai; đả kích; một cách nhẹ nhàng; thanh cao nhưng lại có một mạnh to lớn chống lại như thói hư tật xấu nói chung của con người.

Trong lịch sử mỹ học và nhất là mỹ học hiện đại; liên quan đến yếu tố cười của cái hài; ít nhiều; trực tiếp và gián tiếp đều gắn với yếu tố tục; – cái tục. Trong rất nhiều dạng của cái hài đều có sự đan xen một cách tinh tế tính bất ngờ pha trộn yếu tố dung tục. Người ta thường gắn cái hài với cái bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Trong đó có yếu tố thanh – tục – thanh. Chẳng hạn:

Trời cho cái mẽ bên ngoài

Để che đậy cái sơ sài bên trong!

(Tú Mỡ)

Bài tham khảo 3:

Cái hài trong truyện cười dân gian được biểu hiện qua tiếng cười ở nhiều góc độ: cái cười đả kích, châm biếm, giễu cợt, cái cười vui, trên cơ sở phản ánh các hiện tượng xã hội đa dạng của đời sống con người, nhưng điểm nổi bật là tiếng cười có tính triết lý xã hội sâu sắc. Truyện cười dân gian là sản phẩm nghệ thuật của nhân dân lao động, ở đó, nhân dân đã dùng tiếng cười như một vũ khí của chính nghĩa, của đạo đức để lên án cái xấu, cái phi nghĩa, vô đạo đức.

Trạng Quỳnh xuất hiện, đại diện cho nhân dân đối mặt, chiến đấu với tất cả các thế lực vô hình và hữu hình, vương quyền và thần quyền. Tất cả các thế lực như thành hoàng, tượng Bà banh, bà Chúa Liễu, đều được đưa vào cuộc đối mặt với Trạng Quỳnh, để rồi các thần quyền chấp nhận một sự thất bại trước mắt những người lao động. Những gương mặt của giai tầng thống trị từ thấp lên cao quan nhỏ trong các làng xã, quan lại ở kinh thành, nhà vua, chúa… đều bị đưa vào một trận chiến dưới tài trí của Trạng Quỳnh, giáng những đòn chí tử khiến mọi người hả hê, sung sướng.

Cái cười tố cáo, quan lại, vua chúa tham lam, dâm ô, trụy lạc, buôn thần, bán thánh là tiếng cười trí tuệ, vượt xa cái cười giải trí. Nó phơi bày ung nhọt của xã hội, sự mục rỗng của xã hội. Tuy chưa đủ sức công phá trước thành trì của chế độ phong kiến nhưng tiếng cười này có ý nghĩa kéo nhanh hơn sự xuống dốc của chế độ phong kiến lỗi thời, góp phần mở đường cho sự tiến bộ của xã hội tốt đẹp hơn. Ý nghĩa thẩm mỹ của cái hài trong truyện truyền thống là vạch trần cái xấu núp bóng cái đẹp để khẳng định cái đẹp, lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn để nhận dạng cái xấu.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác