Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tinh đồng chí được thể hiện trong bài thơ
Văn mẫu 8 kết nối tri thức đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tinh đồng chí được thể hiện trong bài thơ
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tham khảo 1:
Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.
Bài tham khảo 2:
Đồng chí là tiếng gọi thân thương tha thiết, biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ. Cảm nhận được tình cảm vừa thân quen, vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ - chiến sĩ đa xúc động viết bài thơ đồng chí với những lời thơ thật chân chất và tràn đầy tình cảm. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc chiến đấu gian khổ. Họ xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen cày cuốc, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau, từ xa lã bỗng hoá thân quen. Chính Hữu đã kể về họ bằng lời thơ thật xúc động. Họ đều xuất thân từ những vùng đất khô cằn, sỏi đá, từ xa lạ mà hoá thân quen nơi chiến trường. Trong đơn vị quân đội ấy, hình ảnh những con người chẳng hẹn quen nhau nói lên một sự xa lạ, nhưng vì kháng chiến, những con người ấy cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chịu đựng gian khổ. Vì thế họ trở nên thân nhau, hiểu nhau và gọi nhau là "đồng chí". Tình cảm của những người đồng chí được thể hiện rõ trong cuộc sống chiến đấu. Các anh kể cho nhau nghe về quê hương, về "giếng nước gốc đa", cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau trải qua những gian khổ, bệnh tật. Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, dẫu trời buốt giá miệng vẫn cười tươi. Tình cảm chân thành tha thiết ấy không thể diễn tả bằng lời mà chỉ có thể thể hiện bằng cái nắm tay đầy ấm áp.
Bài tham khảo 3:
Hình tượng người lính trong thời kì chiến tranh chính là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều tác giả. Đối với Chính Hữu, ông có sự cảm nhận riêng về hình tượng người lính. Chính Hữu thể hiện qua những câu thơ về cuộc kháng chiến chống Pháp những người lính đã phải đối mặt với nhìn khó khăn thử thách, thiếu thồn vật chất " áo anh rách vai/ Quần tôi có nhiều mảnh vá". Nhưng vượt lên tất cả có là vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề sát bên nhau xua tan đi cái lạnh, san sẻ nhau hơi ấm, cùng trải qua biết bao gian khổ. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau sẵn sàng đối mặt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.
Bài tham khảo 4:
Bài thơ Đồng chí khép lại bằng những vần thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng: "Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau cho gia tới/ Đầu súng, trăng treo". Trên con đường chiến đấu, người lính không chỉ phải đối mặt với súng đạn quân thù, với những thiếu thốn về vật chất vật chất và tinh thần mà họ còn phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Họ phải vượt những cái lạnh thấu xương của "rừng hoang sương muối". Tình cảm ấm áp, tình đồng chí, đồng đội tha thiết, nhiệt thành, gắn bó là sức mạnh để những người lính vững vàng trong cuộc chiến với quân thù. Tinh thần chiến đấu: "Chờ giặc tới" càng chứng tỏ bản lĩnh oai hùng, mạnh mẽ, can trường của bao người lính thời kì này. Hình ảnh "Đầu súng, trăng treo" cho thấy được sự gắn bó của thiên nhiên vô con người. Trăng và người là tri kỉ, trăng cũng người chiến đấu với quân thù. Ánh trăng con là biểu tượng của hòa bình, gửi gắm khát vọng và niềm tin của con người về một ngày đất nước yên bình, bóng quân thù không còn trên đất Việt. Với ba câu thơ thơ mà khiến em không khỏi tự hào về chiến công và những hy sinh của cha anh đi trước, để thấy mình phải sống có trách nhiệm với hòa bình của đất nước hôm nay.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận