Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

Đề bài: Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này? 

Bài tham khảo 1:

Văn học dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ văn học dân gian đến văn học trung đại và hiện đại đã để lại cả một rừng cười. Tiếng cười thể hiện sự thông minh, sức mạnh và phẩm chất của con người. Tiếng cười là vũ khí phê phán thói hư, tật xấu và đấu tranh chống các lực lượng phản động. Nó là phương tiện đấu tranh xã hội rất hiệu quả, là cầu nối văn hóa giữa các dân tộc, giữa quá khứ và hiện tại. Trong văn học Việt Nam hiện đại, các nhà văn luôn có sự tìm tòi nhằm thể hiện cách diễn đạt của mình về cái Chân - Thiện - Mỹ của đời sống. Một trong những con đường ấy là cách sử dụng tiếng cười như một phương tiện phổ biến và hữu dụng.

Bài tham khảo 2:

Trong văn học, tiếng cười mang giá trị xã hội sâu sắc, nhằm phát hiện bản chất của đối tượng để tìm cách uốn nắn, sửa chữa đối tượng đó. Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tiếng cười xuất hiện với nhiều cung bậc khác nhau. Sự đa dạng này phụ thuộc vào tính chất nhiều màu vẻ của đối tượng gây cười lẫn chủ thể cười như: tiếng cười khôi hài thân thiện mang cảm hứng khẳng định, tiếng cười trào phúng mang cảm hứng phủ định và tiếng cười bi cảm mang màu sắc hoài nghi.

Bài tham khảo 3:

Người đọc sẽ được thư giãn khi bắt gặp những tiếng cười khôi hài của các nhân vật trong trang văn Nguyễn Huy Thiệp. Độc giả chứng kiến cảnh ông Diểu (Muối của rừng) hăm hở đi săn vì có súng tốt, rất tự tin vào kinh nghiệm. Ông “nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ” nhưng kết cục ông lại bị tự nhiên lột sạch, chẳng những súng mà cả “mảnh giáp” trên người cũng không còn: “Ông cứ trần truồng như thế, cứ cô đơn như thế mà đi” [2, tr. 74]. Tiếng cười bật lên vui vẻ, vừa cảm thông vừa thấm thía.

Bài tham khảo 4:

Trong cuộc sống hiện đại, con người đang có nguy cơ mất dần những vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết. Tuy nhiên đâu đó, ở một góc nông thôn xa xôi, Nguyễn Huy Thiệp vẫn tìm kiếm được những nụ cười hồn nhiên, trong sáng của những người bình dân thuần hậu. Người đọc sẽ bật cười khi chứng kiến cảnh bố Lâm đuổi theo cánh diều một cách say mê mặc dù ông đã hơn 60 tuổi rồi. Ông say mê đến buồn cười, tới mức quên mình đang làm gì: “Ông cởi trần truồng, buộc túm chiếc quần lên cổ, một tay ôm lấy bộ hạ rồi lội xuống nước, lặn thẳng một hơi đến giữa dòng sông mới nhô đầu lên”.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác