Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ Lá đỏ.

Văn mẫu 8 kết nối tri thức đề bài: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ Lá đỏ.

Bài tham khảo 1:

Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường

Hình ảnh cô gái trẻ trung, xinh đẹp, dồi dào sức trẻ. Đáng lẽ ra những cô gái này phải được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng, vì đất nước còn đang có giặc xâm chiếm nên những cô gái ấy sẵn sàng lên đường, đôi vai gầy vẫn sẵn sàng quàng súng xông ra chiến trường. Nhắc đến các cô gái thanh niên xung phong cũng rất nhiều nhà thơ lấy cảm hứng để viết. Trong bài thơ “Cái điểm sáng ấy” của tác giả Trần Nhật Thu cũng đã viết về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

“Mấy năm rồi chạy trên tuyến Trường Sơn

Có đêm nào như đêm nay nhớ mãi

Những cọc tiêu là những cô em gái

Thanh thản đứng bên đường trọng điểm – xe lên.”

Bài tham khảo 2:

Trường Sơn trở thành một địa chỉ thiêng liêng vì đó  cũng là con đường dân tộc Việt Nam ra trận.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhoà  trời lửa

Con đường ấy đầy gian khổ, khắc nghiệt. “Đoàn quân vẫn đi vội vã” với muôn bước chân mạnh mẽ điệp trùng, hối hả, nối dài như rung chuyển núi rừng, làm “nhoà trời lửa”, đạp bằng khó khăn, vượt lên nắng nôi, lửa đạn để tiến lên phía trước. Câu thơ diễn tả quang cảnh cuộc hành quân hào hùng thần tốc, gợi lên  một không khí sử thi ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Trong bối cảnh chung đó hiện lên một hình ảnh đẹp, một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai, mà lẽ ra họ sinh ra để được sống yên bình.

Em đứng bên  đường, như quê hương

Vai áo bạc, quàng súng trường

Thơ ca những năm chống Mỹ đã khắc hoạ nhiều tư thế dáng đứng của người Việt Nam, như: dáng đứng của anh giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất tạc vào thế kỷ ( thơ Lê Anh xuân). Tư thế của “O du kích nhỏ dương cao súng, Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi  đầu” (Thơ Tố Hữu). Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đi dọc Trường Sơn, gặp cô gái tiền phương đứng ở bên đường, ông vội vàng ghi lại bằng thơ cái hình ảnh rất tiêu biểu, rất đặc trưng, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Cái hình ảnh “vai áo bạc, quàng súng trường” rất đỗi bình dị gần gũi, thân thương như hình ảnh quê hương. Hình ảnh ấy cũng là tâm điểm nổi bật giữa rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ, như một dấu son lịch sử.

Nhưng đoàn quân nối dài vô tận không ngừng nghỉ, nhà thơ – người chiến sĩ chỉ kịp ghi nhận cái hình dáng quê hương rồi gửi lời chào và hẹn gặp:

Chào em , em gái tiền phương

Hẹn  gặp nhé giữa Sài Gòn

Bài tham khảo 3:

Trong những năm tháng máu lửa của thời kì kháng chiến chống Mỹ, Trường Sơn đã trở thành trận địa thiêng liêng:

“Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”

Con đường hành quân đầy gian khổ, khốc liệt. Ta nhớ về hình ảnh con đường hành quân của những người lính Tây Tiến nơi núi rừng Tây Bắc: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”. Con đường càng đi như các thách thức ý chí của những người chiến sĩ. Song, đoàn quân “vẫn đi vội vã” với những bước chân hối hả, trùng điệp, rung chuyển đất trời: “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Câu thơ gợi khung cảnh hào hùng, không khí sử thi hào tráng ở những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh. 

Bài tham khảo 4: 

Màu lá đỏ nên thơ ấy đã tô thêm bức tranh thiên nhiên hoành tráng. Và nó cũng chạm vào trái tim của bao nhiêu người con về tình yêu đối với quê hương và đất nước. Và đường Trường Sơn trở thành một địa chỉ linh thiêng cũng bởi vì đó là con đường của dân tộc Việt Nam ra trận.

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa

Đó là con đường đầy gian khổ và khắc nghiệt. Nhưng đoàn quân ta vẫn bước chân trập trùng, hối hả. Nó như rung chuyển đạp lên mọi khó khăn. Qua câu thơ này ta có tể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Đó là một không gian đẹp và cũng chính là một biểu tượng của chiến tranh đã được bài thơ khắc họa.

Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường

Hình ảnh cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường sơn đã mãi nhắc nhở chúng ta về những năm tháng ấy. Đó là người con gái mảnh mai, trẻ trung xinh đẹp mà lẽ ra họ được sinh ra để sống yên bình. Đây cũng chính là mạch cảm xúc đã từng xuấ hiện trong nhiều bài thơ, bài ca của những thi sĩ khác. Và để rồi cuối bài là lời chào, hẹn về những năm tháng tự do của tuori trẻ. Đó cũng chính là niềm tin về một tương lai tươi sáng với thắng lợi cuối cùng.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 8 Kết nối bài 7 Lá Đỏ (Nguyễn Đình Thi), soạn văn mẫu 8 sách KNTT bài 7 Lá Đỏ (Nguyễn Đình Thi), văn mẫu 8 Kết nối bài Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ Lá đỏ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác