Đáp án Ngữ văn 8 kết nối bài 7 Lá Đỏ (Nguyễn Đình Thi)

Đáp án bài 7 Lá Đỏ (Nguyễn Đình Thi). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. LÁ ĐỎ (NGUYỄN ĐÌNH THI)

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

CH1. Hãy tái hiện (kể, vẽ...) một hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em biết đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua bài học lịch sử.

Trả lời rút gọn:

Chuyến xe định mệnh thắp lửa tình yêu

Quán nước trước nhà bà Bùi Thị Vân ở Hà Nội đã trở thành điểm hẹn của những nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngày xưa. Dù đã già nhưng họ vẫn thường gặp nhau để nhớ lại những kỷ niệm xưa.

Bà Vân, người quê Nam Định, đã tham gia TNXP và sau đó gia nhập quân đội để học lái xe. Với chiều cao khiêm tốn, bà phải kê chăn lên ghế lái và dùng can xăng 20 lít để đỡ tay lái. Nhưng bằng sự kiên nhẫn và can đảm, chiếc xe do bà lái đã vượt qua nhiều đoạn đường nguy hiểm.

Bà gặp ông Đừng trong một chuyến xe chở thương binh về trại an dưỡng ở Thường Tín. Ông Đừng là lái xe cho Binh trạm 32 và bị thương nặng ở chân trong một trận càn của địch. Dù kiệt sức vì mất máu nhưng ông vẫn nhớ tên và địa chỉ của bà Vân, và sau đó gửi thư tình cho bà.

Tình cảm giữa bà và ông Đừng ngày càng mạnh mẽ, dù không dám hứa hẹn điều gì vì chiến tranh loạn lạc. Ông Đừng thường xuyên động viên và giúp bà có niềm tin vào ngày mai. Cuối cùng, họ kết hôn vào năm 1974, sau khi Trung đội nữ lái xe kết thúc sứ mệnh của mình.

Đám cưới ngọt ngào ấy đã tạo nên hạnh phúc với 5 người con. Đối với bà Vân, những năm tháng lái xe Trường Sơn không chỉ là phục vụ chiến trường mà còn mang lại hạnh phúc gia đình.

CH2. Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.

Trả lời rút gọn:

Bài hát "Lá đỏ" mở ra một không gian cao vút, rộng lớn, kỳ vĩ của núi rừng, tạo ấn tượng mạnh mẽ từ Thơ và Nhạc. Đây là cuộc gặp lịch sử, ghi dấu trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Không gian mở rộng, sự đẹp nguyên sơ của rừng lá đỏ thể hiện sức sống mãnh liệt, tình yêu cuộc sống của các chiến sĩ, và sự hứng khởi trong bước quân đi.

Hình ảnh: Rừng ào ào lá đỏ đâu phải chỉ miêu tả thiên nhiên? Nó còn là một ẩn dụ cho khí thế hào hùng, cho sức mạnh không gì ngăn cản của điệp trùng bàn chân lính trẻ mang cả tình yêu và niềm tin ra trận. Sức khỏe của tuổi hai mươi, tuổi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Từ láy ào ào –với nguyên âm tròn rộng cùng thanh huyền tạo nên cảm giác phấn khích. Tâm điểm của không gian có một không hai ấy là Em – người con gái Giải phóng quân – Em là quê hương. Mộc mạc, bình dị; dịu hiền, lạc quan, cứng rắn, kiên định. Một biểu tượng cho thanh bình giản dị, chịu thương, chịu khó, mộc mạc chân chất – Vai áo bạc, quàng súng trường - một biểu tượng cho chiến tranh, khói lửa. Nó tương phản nhau, nhưng cả hai ở trong em lại vô cùng hài hòa tạo nên cái đẹp đầy quyến rũ.

Một bức chân dung cô Giải phóng quân miền Nam, đầy duyên dáng và cứng cỏi, được phác thảo chỉ bằng hai nét vẽ, thể hiện vẻ đẹp và tính cách lạc quan của những người phụ nữ trong cuộc chiến chống Mỹ. Đoàn quân điệp trùng lá ngụy trang vẫn vội vã đi qua bụi đỏ của Trường Sơn, đưa ta tới không gian sôi động của chiến trường, mặc dù không có tiếng rít của máy bay hay âm thanh khủng khiếp của bom rơi, nhưng vẫn cảm nhận được sự hối hả, sự căng thẳng của cuộc chiến.

Kết thúc là lời tạm biệt hẹn gặp vô cùng thân thiết, yêu thương. Chỉ một từ nhé nhỏ nhẹ mà sao đằm sâu cảm động đến thế. Lời hứa hẹn có niềm tin tất thắng của cả dân tộc: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Có phải sự tiên đoán trong cảm thức tinh nhạy của người nghệ sĩ? Đây là một cuộc hẹn lịch sử kỳ lạ, đầy ấn tượng và mãi mãi khát khao.

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi từng viết bài thơ "Lá Đỏ" sau chuyến đi Miền Nam, khi gặp một chiếc lá đỏ rơi trước mặt, làm bùng cháy ngọn lửa tâm hồn của ông. Ông thường suy nghĩ về sự đóng góp của phụ nữ trong chiến tranh, nhấn mạnh sự xuất hiện đặc biệt của họ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Ông cũng đã có những trải nghiệm độc đáo khi đi vào miền tây Quảng Bình và giải vây cho một đơn vị nữ, gửi họ ra canh giữ kho quân và quân trang quan trọng.

Theo ông Lá đỏ, lá vàng, lá xanh chỉ là hình tượng, những biểu tượng trạng thái, hình hài con người, đời người. “Lá đỏ” vẫn mãi  bừng lên hồng thắm những “Giấc mơ” tuyệt đẹp – những ước mơ cao cả về lẽ phải, tình yêu và hy vọng.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH1. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ.

Trả lời rút gọn:

Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 6

Số dòng trong mỗi khổ: 4

Vần: chân

Nhịp thơ: 2/2/2

CH2. Hình dung về cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn.

Trả lời rút gọn:

Em đứng bên đường như quê hương– Vai áo bạc quàng súng trường”là một hình ảnh đẹp và ấm áp. Giữa con đường hành quân gian khổ, hình ảnh cô gái thanh niên xung phong đứng bên đường với hình ảnh giản dị, vai áo quàng súng đã xóa tan những sự vất vả vừa trải qua, mang lại cảm xúc thân thương, bình dị như quê hương.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH1. Hãy xác định những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ

Trả lời rút gọn:

Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.

CH2. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Hãy cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa ai với ai.

Trả lời rút gọn:

Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại, người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa tác giả và nhân vật em giữa Sài Gòn.

CH3. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian như thế nào? Không gian đó giúp em hiểu thêm gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh

Trả lời rút gọn:

Cuộc gặp gỡ trong không gian người chiến sĩ hành quân gặp cô gái ở bên đường của rừng lá đỏ.

Không gian giúp em hiểu thêm được con đường kháng chiến chống giặc vô cùng nguy hiểm và gian nan.

Những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh vô cùng gian nan và nguy hiểm, điệp điệp trùng trùng, màu lá đỏ như  nhắc tới sự mất mát và máu của các chiến sĩ nhuộm đỏ nơi đây.

CH4. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ. Em từng đọc những câu thơ nào khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận.

Trả lời rút gọn:

Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.

Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, ..…

CH5. Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh "em gái tiền phương" trong bài thơ.

Trả lời rút gọn:

Chi tiết miêu tả em gái Tiền Phong vô cùng giản dị và tự nhiên hình ảnh của em hiện lên hài hòa trong trẻo với đất trời, với một bầu trời cao trong xanh đối lập với khu rừng màu đỏ tạo cảm giác không gian mở rộng ra, tạo lên một dự cảm về sự chiến thắng sắp tới.

CH6. Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó liên quan như thế nào đến hình ảnh lá đỏ rừng lá đỏ trong bài thơ?

Trả lời rút gọn:

Mạch cảm xúc trong bài thơ có liên quan đến tới lá đỏ giống như những sự hi sinh đau thương của người lính đã vì Tổ Quốc nằm lại nơi đây và một niềm tin chiến thắng.

CH7. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?

Trả lời rút gọn:

Thơ Nguyễn Đình Thi mang cảm hứng về đất nước, nhân dân. Ông viết về đất nước gian khổ đau thương quật khởi và ngời sáng với chiều sâu lịch sử và mang tính khái quát bởi tầm cao thời đại.

CH8. Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Em tán thành vì bài thơ gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh "em gái tiền phương" trong bài thơ 

Trả lời rút gọn:

Cuối bài thơ, vẻ đẹp hiện thực và lãng mạn hiện lên trong cảnh rừng hoang vu, người lính canh giữ trận đợi chờ giặc, và cả hình ảnh mảnh trăng thơ thẩn níu giữ trên đầu súng. Một tương lai hòa bình rạng ngời, với sự kết hợp giữa cây súng chiến tranh và mảnh trăng, tạo nên một bức tranh đẹp, thơ mộng.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác