Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 4 Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 4 Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU CỦA TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TRÀO PHÚNG

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

Soạn đáp án: 

Là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.

 Giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích.... 

CH2. Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Soạn đáp án: 

Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...

Dựa vào những dấu: 

Hai cặp câu thực và luận của bài thơ sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đăng đối, theo lối chế giễu. 

Mỉa mai - châm biếm là những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô- gíc, đảo lộn trật tự thông thường.

Đả kích mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. 

CH3. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Soạn đáp án: 

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu đả kích. Vì nó là sự phủ nhận gay gắt của đối tượng đồng thời cũng thể hiện được đạo đức và quan niệm về nhân sinh của người viết.

CH4. Trình bày cách hiểu của em về nhận định: "Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn".

Soạn đáp án: 

Tiếng cười trong văn chương xuất hiện muộn và không đều đặn trong các tác phẩm văn học viết thời trung đại. Đặc biệt ở thể loại truyện ngắn/truyện văn xuôi chữ Hán, phải đến cuối thế kỷ XIV sang thế kỷ XVI, tiếng cười hiếm hoi mới thực sự xuất hiện một cách dè dặt. 

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. 

Truyện Nhỏ nhen là một khái quát triết lý về sự đời của Nam Cao. Đó không phải là một câu chuyện hài hước, mà là một dấu hỏi lớn đòi sự trả lời về vấn đề nhân tính ngay cả những người thấu hiểu về nó nhất. Nhân vật Trạch Văn Đoành, nói theo cách của Nam Cao là “như súng thần công” đã “bắn” vào sự đê tiện, bần cùng của đời sống hủ lậu. 

Có thể thấy, tiếng cười trong văn chương và thơ trào phúng không chỉ mang đến tiếng cười cho độc giả mà còn mang đến những giá trị nhân sinh, giá trị nhân đạo thông qua những thủ pháp "châm biếm" ấy. 

CH5. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trao phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Soạn đáp án: 

Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: châm biếm, đả kích. 

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng.

Soạn đáp án: 

- Giá trị nội dung: 

Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... 

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

+ Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác