Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài Phiếu học tập số 1 (1)

Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài Phiếu học tập số 1 (1). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CH1. Dựa vào đâu để có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là mội bài thơ trữ tình?

Soạn đáp án:

- Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát.

- Có cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt.

CH2. Những hình ảnh nào trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

Soạn đáp án:

Những hình ảnh trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà: trời chiều, hoàng hôn, cô thôn, lữ thứ.

CH3. Em cảm nhận như thế nào về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc hoa trong bài thơ?

Soạn đáp án:

Đoạn thơ chỉ giới thiệu khoảnh khắc mà người đọc như cảm nhận được cả không gian của một vùng quê rộng lớn. 

CH4. Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Soạn đáp án:

Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng hoài niệm, nhớ mong của vị vua thời Hậu Lê. Phải chăng đó cũng là tình cảm của tập đoàn phong kiến đã qua thời hoàng kim, đã hết vai trò lịch sử.

CH5. Đọc các chủ thích trong văn bản, em có nhận xét gi về cách dùng từ ngữ của tác giả?

Soạn đáp án:

Nhận xét: Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn.

VIẾT

Đề bài: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 - 15 câu) phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà Huyện Thanh Quan. 

Soạn đáp án: 

Đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mây dặm liễu, gió cuốn - sương sa, chim bay mỏi - khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩ sâu xa hơn về con người và xã hội. 

NÓI VÀ NGHE

Đề bài: Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước? 

a. Chuẩn bị nội dung để thảo luận về đề tài trên. 

b. Tập luyện thảo luận trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị. 

Soạn đáp án: 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. 

Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, … Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác