Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 3 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 3 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
TIẾNG VIỆT VIẾT
Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước).
Soạn đáp án:
Trong xã hội hiện đại, khi mà chủ nghĩa cá nhân đang lên ngôi. Thì những vấn đề về sống có ý thức cộng đồng thực sự khiến mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.
Trước hết, ý thức là một khái niệm khá trừu tượng và chỉ có ở con người. Hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác.
Vậy biểu hiện của một con người sống có ý thức cộng đồng là gì? Một người sống có ý thức cộng đồng trước hết phải thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng (cơ quan, tổ chức hay rộng hơn là cả một đất nước). Đồng thời luôn giữ được.
Đối với mỗi học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, với trọng trách xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn thì cần phải có ý thức cộng đồng. Điều đó đến từ những hành động rất nhỏ như quyên góp ủng hộ người nghèo, giữ gìn vệ sinh trường lớp, giúp đỡ bạn bè trong học tập.
Tóm lại, ý thức cộng đồng chỉ có được khi chúng ta chịu buông bỏ cái tôi của bản thân, hòa nhập với mọi người xung quanh bằng lòng nhiệt tình. Và nếu sống có ý thức cộng đồng, mỗi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO
CH1. Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
Soạn đáp án:
Vấn đề cần bàn luận: Hiểu biết về lịch sử.
CH2. Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử.
Soạn đấp án:
Lịch sử từ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu,.....
Những sự kiện lớn lao giữa thế kỉ XX: hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
CH3. Tiếp tục dùng lí lẽ để mở rộng ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử.
Soạn đáp án:
Khẳng định lại vai trò của lịch sử của đất nước mình.
CH4. Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ thực tế: có những bạn trẻ không quan tâm đến lịch sử dân tộc, hậu quả của tình trạng đó.
Soạn đáp án:
Lịch sử là những gì thuộc về thời xa xưa, không liên quan đến cuộc sống sôi động hằng ngày. Họ không có nhu cầu hiểu biết về quá khứ của đất nước. Họ nhầm lẫn các thời kì, các sự kiện, các nhân vật lịch sử,.....
CH5. Nêu ý nghĩa và vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
Soạn đáp án:
Lịch sử chính là tài liệu, bách khoa toàn thư của một đất nước.
Bình luận