Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài Phiếu học tập số 2 (1)
Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài Phiếu học tập số 2 (1). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
CH1. Hãy ghi tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích.
Soạn đáp án:
- Một đứa bé chưa đến tuổi ghi vào bạ tịch đòi đấu với đô Trâu để giành giải nhất.
- Trần Quốc Tuấn đồng ý cho cậu bé vào tranh và cùng với Trần Ích Tắc ra xem đấu vật.
CH2. Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyên ngôi thứ mấy? Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật nào?
Soạn đáp án:
Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật đô Trâu và Trần Ích Tắc.
CH 3. Những cặp nhân vật nào trang đoạn trích có sự đối lập nhau? Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật điều gì?
Soạn đáp án:
- Trần Quốc Tuấn và Trần Ích Tắc
- Đô Trâu và Yết Kiêu
=> Tác dụng: làm nổi bật tính cách và bản chất của mỗi nhân vật.
CH4. Trong đoạn trích. tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa nhự thế nào? Hãy thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét.
Soạn đáp án:
Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa không coi trọng sức mạnh và khả năng của cậu.
Nếu thay “thằng bé” bằng từ “chàng trai” hoặc “chàng thanh niên” thì độ bất ngờ của tình huống sẽ giảm bớt độ kịch tính.
CH5. Theo em, chi bết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?
Soạn đáp án:
Chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình thể hiện tấm lòng trân trọng người tài của ông.
VIẾT
Đề bài: Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần mở đầu cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị
Soạn đáp án:
a. Mở bài: chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài
- Cảnh dọc đường đi:
Phong cảnh, những nét đặc biệt.
Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
- Đến nơi: kể những hoạt động nổi bật, thú vị.
- Kết thúc chuyến đi: cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
c. Kết bài: suy nghĩ về chuyến đi.
NÓI VÀ NGHE
Đề bài: Thực hiện việc chuẩn bị cho bài nói với đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng - những thói xấu cần tránh.
Soạn đáp án:
Một trong những thói xấu mà chúng ta cần loại bỏ chính là tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng là coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là việc ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người có tính kiêu căng, tự mãn là những người luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất, có ý định coi thường người khác hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình. Vì thế hãy gạt bỏ cái tôi, lòng kiêu căng tự mãn để có được những điều tốt đẹp nhất giúp đời, giúp người.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận