Đáp án Ngữ văn 8 kết nối bài 9 Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
Đáp án bài 9 Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. MIỀN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG CẦN CHUYỂN ĐỔI TỪ SỐNG CHUNG SANG
CHÀO ĐÓN LŨ (LÊ ANH TUẤN)
CÂU HỎI MỞ ĐẦU
CH1. Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?
Trả lời rút gọn:
Sáng tác dân gian về hiện tượng lũ lụt thường nhắc đến những dấu hiệu tự nhiên như Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút, Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa, Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa. Người xưa đã tổng hợp những quan sát này để dự đoán mưa bão, giúp bảo vệ nông nghiệp và mùa màng.
CH2. Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.
Trả lời rút gọn:
- Xâm nhập mặn hay nhiễm mặn đất là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất.
- Các cửa sông gần biển thường gặp hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào sông, đặc biệt là vào mùa khô. Khi lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ đẩy nước mặn vào lòng sông, làm tăng nồng độ muối trong nước sông.
- Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.
- Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, ... sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa; Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
CÂU HỎI GIỮA BÀI
CH1. Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản?
Trả lời rút gọn:
Phần sa-pô của văn bản được viết thành một đoạn văn riêng biệt, trình bày ngay đầu tiên và khác phông chữ với văn bản, có nội dung tóm tắt lại những thông tin chính của nghệ thuật múa rối nước.
Cách viết sa-pô đối với một văn bản thông tin nói chung là:
- Phần sa-pô phải được trình bày ở đầu văn bản
- Về nội dung, phần sa-pô phải bao quát và tóm tắt được nội dung của toàn văn bản.
CH2. Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?
Trả lời rút gọn:
Quá trình kiến tạo đồng bằng là được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm của con sông.
CH3. Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?
Trả lời rút gọn:
Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long:
Vùng châu thổ sông Cửu Long không tránh khỏi quy luật này, đặc biệt với địa mạo trẻ và rộng lớn của mình. Nó tọa lạc ở cuối lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, từ các rặng núi Himalaya, băng qua cao nguyên Tây Tạng, rồi tiếp tục qua dãy Trường Sơn và cao nguyên trung phần Việt Nam, trước khi đổ ra Biển Hồ và kết thúc ở vùng đồng bằng phẳng lặng của Việt Nam.
CH4. Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Vùng châu thổ sông Cửu Long:
Nghèo nàn về vật chất xây dựng và khoáng sản kim loại
Cát xây dựng và san lấp cũng khá ít ỏi so với nhau cầu
Vùng châu thổ sông Cửu Long có đất phong phú, chủ yếu là đất sét và đất thịt, kèm theo nguồn nước dồi dào, tạo điều kiện cho nông nghiệp và thủy sản phát triển mạnh mẽ với năng suất cao.
CH5. Vì sao có lũ lớn lại điều được người dân miền sông nước mong đợi.
Trả lời rút gọn:
Mỗi năm có lũ lớn thì số lượng chim và sản vật mùa lũ tăng cao. Điều này làm cho canh tác năm sau thường trúng mùa và mang lại sản lượng cao, vì nông dân ít phải lao động hơn do lũ mang phù sa màu mỡ làm sạch đồng ruộng và cung cấp nước.
CH6. Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên những kết nối quan trọng nào?
Trả lời rút gọn:
Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên những kết nối quan trọng là dòng nước và phù sa, dòng sinh vật.
CH7. Đoạn văn này có sự kết nối như thế nào với nhan đề của văn bản?
Trả lời rút gọn:
Đoạn văn này có sự kết nối với nhan đề là vừa giải thích được vùng châu thổ và niềm tin người dân dành cho nơi đây.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
CH1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?
Trả lời rút gọn:
Thông tin tác giả muốn truyền tải là nói về ưu và nhược điểm của lũ khi tới với đồng bằng sông Cửu Long.
CH2. Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển từ sống chung sang chào đón lũ có thể được giải thích trong một văn bản bằng cách chỉ ra cả những ưu và nhược điểm của hiện tượng này. Dù có nhược điểm nhưng ưu điểm của việc chào đón lũ ở đây nhiều hơn, đặc biệt là sự giàu có về tài nguyên mà lũ mang lại cho cộng đồng.
CH3. Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Nêu nhận xét về hiệu quả của các trình bày đó.
Trả lời rút gọn:
Có quan hệ chặt chẽ với nhau để nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của của vùng châu thổ Cửu Long.
CH4. Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
Trả lời rút gọn:
Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long được phản ánh qua nhiều góc nhìn, từ tài nguyên đến đất đai, phù sa màu mỡ và thức ăn. Sự kết hợp này giúp hiểu rõ hơn về lợi ích mà lũ mang lại cho cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh vào việc nó cung cấp các tài nguyên mới và quá trình tái tạo đất.
CH5. Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”?
Trả lời rút gọn:
Trong văn bản, tác giả hầu như không đề cập đến các tác động tiêu cực của lũ, mặc dù có nhắc đến một số "trận lũ lớn lịch sử". Thay vào đó, bài viết tập trung vào việc làm rõ quan điểm rằng Đồng bằng sông Cửu Long không thể tồn tại thiếu hiện tượng lũ. Điều này nhằm thuyết phục độc giả rằng vùng đất này cần chuyển đổi từ cách sống chung với lũ sang việc chào đón lũ.
CH6. Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em biết?
Trả lời rút gọn:
Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm mới so với điều em biết như lũ mang tới nhiều lợi ích và đặc biệt là cải thiện được đời sống người dân.
CH7. Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác vì mỗi vùng địa lý có đặc điểm riêng biệt, vì vậy những nhận định về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể đơn giản áp dụng cho mọi lưu vực sông khác. Điều này đặc biệt quan trọng khi xét đến địa hình, môi trường sống và thời tiết, cũng như tác động của con người.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận