Đáp án Ngữ văn 8 kết nối bài 7 Thực hành tiếng Việt trang 40

Đáp án bài 7 Thực hành tiếng Việt trang 40. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

BIỆN PHÁP TU TỪ

CH1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ sau:

a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu 

                                         Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu

b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

                                         Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu

Trả lời rút gọn:

a. điệp ngữ

b. nhân hóa.

=>  khi sử dụng biện pháp tu từ trong các tác phẩm văn học hoặc trong lời nói, tạo nên sức hút hơn trong việc biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của tác giả hơn so với việc sử dụng từ ngữ thông thường.

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

CH2. Tìm đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Từ đồng nghĩa với từ "hai"

Không thể thay thế vì  từ "đôi " biểu hiện rõ tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn, không thể tách đời

CH3. Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên

b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó?

Trả lời rút gọn:

a.Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

b.Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ 

“Bàn tay ta làm nên tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

"bàn tay" biểu tượng cho sức lao động; "sỏi đá" biểu tượng cho đất đai hoang hóa khô cằn; "cơm" biểu tượng cho thành quả lao động. Ý thơ bật ra: có sức lao động là có tất cả.

CH4. Trong cụm từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bài thơ Đồng chí?

Trả lời rút gọn:

Từ lung lay => nói đến tấm lòng và ý chí không bị ngả nghiêng sang bên này bên kia mà giữ nguyên một tư thế đứng hiên ngang.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác