Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 5 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại)
Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 5 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
TIẾNG VIỆT VIẾT
PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO
Chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu
CH1. Nêu vấn đề nghị luận.
Soạn đáp án:
Vấn đề chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu đang tồn tại trong đời sống của chúng ta.
CH2. Làm rõ vấn đề nghị luận.
Soạn đáp án:
Hành vi chen lấn, xô đẩy bắt đầu một cách bộc phát, vô tình.
CH3. Trình bày ý kiến phê phán.
Soạn đáp án:
Thói quen chen lấn, xô đẩy cho thấy sự thấp kém về văn hóa của người tham gia. Nó cũng là nguyên nhân tạo ra lộn xộn, ẩu đả.
CH4. Đối thoại với ý kiến khác.
Soạn đáp án:
Có thể có bạn cho rằng việc chen lấn xem như là 1 nghi thức văn hóa – tín ngưỡng dân gian trong một số lễ hội. Các hội hè, hội chợ búa nếu không chen lấn, lúc nào cũng xếp hang thì còn gì có không khí vui nhộn? Tuy nhiên, đặt câu hỏi liệu rằng nếu các hội có người già yếu, phụ nữ có thai, các em nhỏ,… thì việc chen lấn có được xem là điều cần thiết hay không?
CH5. Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học.
Soạn đáp án:
- Từ bỏ thói quen chen lấn là điều hết sức cần thiết.
- Hành vi chen lấn, xô đẩy phần lớn thuộc về ý thức của mỗi cá nhân và có phần thuộc về cách tổ chức, điều hành các hoạt động nơi công cộng.
Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại).
Soạn đáp án:
MB: Bàn về thói quen xấu, người xưa từng nói: “Con người, bản tính vốn giống nhau, nhưng vì tập nhiễm thói quen khác nhau nên thành ra khác nhau”.
TB: Cùng với sự phát triển của xã hội, giới trẻ ngày nay nhìn chung năng động hơn, độc lập, tự chủ và sáng tạo hơn. Và điều quan trọng là, đã thành thói quen thì rất khó thay đổi.
Thói quen là những phản xạ, hành vi, việc làm được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành nếp. Những thói quen tốt: ngủ dậy sớm, đọc sách, thường xuyên tập thể dục,… Những thói quen xấu: ỷ lại, lề mề. ngại suy nghĩ,…
Do tác động của môi trường xã hội, do ảnh hưởng của gia đình và sự chi phối của cảm xúc, tâm lý cá nhân, giới trẻ Việt Nam hiện nay đang nhiễm phải một số thói quen xấu. Nghiêm trọng hơn. những thói quen xấu đó đã hình thành nên những lớp người thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, thiếu tự tin, không có khả năng hợp tác và cạnh tranh. Đất nước sẽ trì trệ bởi những chủ nhân tương lai trống rỗng, vô hồn như vậy.
Vậy làm thế nào để nhận diện được những thói quen xấu và bằng cách nào để loại bỏ chúng? Để loại bỏ thói quen xấu, trước hết cần phải có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm mạnh mẽ của bản thân mỗi người. Sau đó, cần dành thời gian để luyện tập thay đổi hành vi, thay thế thói quen xấu bằng việc hình thành các thói quen tốt. TB: Các bạn trẻ hãy luôn rèn luyện, thực hành thành thạo những thói quen tốt như: sống có trách nhiệm với chính mình và những người xung quanh.
Bình luận