5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 114

5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 114. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

Chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu

CH1. Nêu vấn đề nghị luận.

CH2. Làm rõ vấn đề nghị luận.

CH3. Trình bày ý kiến phê phán. 

CH4. Đối thoại với ý kiến khác.

CH5. Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học. 

CH6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại).

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

Chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu

CH1: Vấn đề chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu đang tồn tại trong đời sống của chúng ta.

CH2: Hành vi chen lấn, xô đẩy bắt đầu một cách bộc phát, vô tình, tuy nhiên nó lại có thể tiềm ẩn và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy cần phải ngăn chặn kịp thời và mỗi người cần phải có ý thức hơn nữa để tránh những hành vi này sẽ trở thành một thói quen phổ biến và gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa, trật tự công cộng và đặc biệt là tránh gây mất an toàn cho chính bản thân mình và người khác.

CH3: Thói quen chen lấn, xô đẩy cho thấy sự thấp kém về văn hóa của người tham gia. Nó cũng là nguyên nhân tạo ra cuộc lộn xộn, ẩu đả của từ hai hay nhiều đối tượng thực hiện hành vi. 

Gây nguy hiểm, mất an toàn.

CH4: Có thể có bạn cho rằng việc chen lấn xem như là 1 nghi thức văn hóa – tín ngưỡng dân gian trong một số lễ hội. Các hội hè, hội chợ búa nếu không chen lấn, lúc nào cũng xếp hàng thì còn gì có không khí vui nhộn? Tuy nhiên, đặt câu hỏi liệu rằng nếu các hội có người già yếu, phụ nữ có thai, các em nhỏ,… thì việc chen lấn có được xem là điều cần thiết hay không? Hoặc với những người quá khích, không điều chỉnh được hành vi của bản thân thì liệu rằng nó có còn an toàn?

CH5: - Từ bỏ thói quen chen lấn là điều hết sức cần thiết.

- Hành vi chen lấn, xô đẩy phần lớn thuộc về ý thức của mỗi cá nhân và có phần thuộc về cách tổ chức, điều hành các hoạt động nơi công cộng.

- Cần giáo dục, tuyên truyền và phát huy nhiều hơn về văn hóa xếp hàng và nhường chỗ cho những đối tượng ưu tiên.

CH6: Một trong những lối sống có tác hại lớn đối với đời sống con người ấy chính là trì hoãn. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng. Đây rõ ràng là 1 thái độ dáng phải phê phán. Một lần trì hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vào sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không cao nếu như con người chỉ còn 1 ít thời gian để hoàn thành nó. Thêm vào đó, trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lý, khoa học. Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 114, soạn Văn 8 tập 1 KNTT trang 114

Bình luận

Giải bài tập những môn khác