5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 98

5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 98. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH1. Tình thế nào đã thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này?

CH2. Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm cụ thể nào?

CH3. Làm rõ tính chất đặc biệt của cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ. Em cảm nhận, đánh giá như thế nào về cách trình bày đó?

CH4. Nêu cảm nhận của em về giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ của Xi-át-tơn.

CH5. Em nhận ra được điều gì về tư thế và tầm vóc văn hoá của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này?

CH6. Theo em, nguyên nhân chính khiến diễn từ của Xi-át-tơn được đánh giá cao và lan truyền rộng rãi là gì?

CH7. Trong bối cảnh đời sống hôm nay, diễn từ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn còn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì?

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1. Tình thế đã thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này là:

- Khi nhận được thư của Tổng thống Mỹ đề nghị mua lại vùng đất mà Xi-át-tơn cùng đồng bào của ông lúc đó đang sở hữu.

- Mặc dù không hề muốn bán vùng đất của tổ tiên, Xi-át-tơn vẫn khó cưỡng được xu thế phải lùi bước trước sự bành trướng mạnh mẽ của nước Mỹ khi đó.

- Tuy thất thế trước sức mạnh và sự tham lam của một quốc gia non trẻ đang trên đà phát triển, Xi-át-tơn vẫn phải chứng minh được sự cao quý của những giá trị văn hoá truyền thống mà các bộ tộc da đỏ đã xây đắp nên qua lịch sử tồn tại dài lâu của mình.

=> Xi-át-tơn là người được lịch sử của các cư dân “Tân lục địa” uỷ nhiệm nói lên những lời bi tráng cuối cùng của một nền văn hoá - văn minh từng có quá khứ rực rỡ.

CH2. Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm:

- Cái chết:

+ Người da trắng thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra

+ Người da đen thì không quên mảnh đất tươi đẹp đã sinh ra họ bởi vì mảnh đất đó là bà mẹ của người da đó là một phần của mẹ, cũng là một phần của họ.

- Cách sống:

+ Người da đen coi mảnh đất như những người anh em và coi đó là lời thì thầm của đất mẹ với họ

+ Còn người da trắng thì coi mảnh đất nào cũng như mảnh đất nào không có gì khác biệt..

CH3. Cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ đó là cách nói như một người cha với các đứa con của mình. 

Cách trình bày gần gũi và hơn hết cách trình bày khiến cho người nghe thấy được sự chân quý của tác giả với vùng đất của mình từng tấc đất và từng vùng khí trời đều là máu thịt của họ.

CH4. Cảm nhận của em về giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ của Xi-át-tơn rất chân thực, gần gũi nhưng vẫn vô cùng đanh thép, mạnh mẽ lên án việc làm của người da trắng. 

  • Cách sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã thể hiện được tối đa hiệu quả của chúng trong việc diễn tả, gợi liên tưởng một cách rõ nét tới những vấn đề mà người sử dụng muốn truyền đạt tư tưởng.

CH5. Em nhận ra được rất nhiều điều về tư thế và tầm vóc văn hoá của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này. Không chỉ nhận xét và chỉ ra được cuộc sống và thói quen của từng cộng đồng người mà ông còn chỉ ra được tầm quan trọng giữa đất đai không khí, cách nhận thức khác nhau của các cộng đồng người. Vì vậy, không chỉ là nhận thức mà đây là tầm hiểu biết to lớn của tác giả.

CH6. Nguyên nhân chính khiến diễn từ của Xi-át-tơn được đánh giá cao và lan truyền rộng rãi là kiến thức và ngôn từ đang thép của ông. Ông sử dụng ngôn từ rất gần gũi tới người nghe và chỉ ra được sự khác nhau và điều họ không trân trọng và ngược lại.

CH7. Trong bối cảnh đời sống hôm nay, diễn từ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn còn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta nên trân trọng nơi chúng ta sinh ra luôn nhớ về cội nguồn, đặc biệt là vùng đất linh hồn nơi mà chính ông cha, bố mẹ đang yên nghỉ, giữ trọn những thứ quý giá tới muôn đời từ trước tới nay. 

- Tự nhắc nhở bản thân về việc “uống nước nhớ nguồn”, luôn biết ơn những công lao to lớn của các thế hệ trước đã cố gắng, hi sinh để bảo vệ từng tấc đất, cho ta có cuộc sống tốt đẹp như ngày nay.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 98, soạn Văn 8 tập 2 KNTT trang 98

Bình luận

Giải bài tập những môn khác