5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 40 Thực hành tiếng việt

5 phút soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 40 Thực hành tiếng việt. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

BIỆN PHÁP TU TỪ

CH1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ sau:

a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu.

                                         (Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu)

b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

                                         (Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu)

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

CH2. Tìm đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ”. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?

CH3. Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

(Chính Hữu, Đồng chí)

a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.

b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó?

CH4. Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ “Đồng chí”?

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

BIỆN PHÁP TU TỪ

CH1: a. Biện pháp tu từ: điệp ngữ.

Tác dụng: Nhằm tạo lên sự đối ứng trong câu thơ, đồng thời vừa muốn nhấn mạnh sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng luôn sẵn sàng chiến đấu), vừa muốn nhấn mạnh về sự đoàn kết, chung sức chiến đấu của những người lính thời chiến.

b. Biện pháp tu từ: nhân hóa.

Tác dụng: Thể hiện, diễn tả tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho những người đi xa. Và cả nỗi nhớ nhà của người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc.

=> Tác dụng: khi sử dụng biện pháp tu từ trong các tác phẩm văn học hoặc trong lời nói, tạo nên sức hút hơn trong việc biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của tác giả hơn so với việc sử dụng từ ngữ thông thường.

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

CH2: Từ đồng nghĩa với từ “đôi” là từ "hai".

Không thể thay thế vì  từ "đôi " biểu hiện rõ tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn, bền bỉ, không thể tách rời, hai mà như một, không có sự phân chia. Điều này cho thấy được cái “đắt” và vô cùng thông minh, tinh tế của tác giả trong việc chọn lọc từ ngữ đưa vào tác phẩm.

CH3: a.Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

=> Ở đây đều muốn nói đến sự khó khăn, cơ cực, nỗi vất vả ở quê nhà của hai người đồng chí, đồng đội.

b.Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

c. Cụm từ “đất cày lên sỏi đá” gợi liên tưởng đến thành ngữ:

“Bàn tay ta làm nên tất cả,

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

 Ta vẫn biết, hình ảnh "bàn tay" biểu tượng cho sức lao động; "sỏi đá" biểu tượng cho đất đai hoang hóa khô cằn; "cơm" biểu tượng cho thành quả lao động. Ý thơ bật ra một điều rằng: có sức lao động là có tất cả.

CH4: Từ “lung lay” là từ láy.

Tác dụng của việc sử dụng từ “lung lay” trong bài thơ Đồng chí vừa có ý gợi hình và gợi một cảm giác không vững chắc, sự rung lắc của căn nhà để phần nào đó gợi lên sự khó khăn, trống rỗng, nói lên hoàn cảnh ở quê hương của người lính, cũng như muốn bộc lộ một nỗi niềm thầm kín, xót xa của người đi xa. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 2 kết nối tri thức trang 40 Thực hành tiếng việt, soạn Văn 8 tập 2 KNTT trang 40 Thực hành tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác