5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 24

5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 24. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH1: Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau: 

a. Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ.

(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

b. Đến bờ ni anh bảo:

 "Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cổ làm cho tốt”.

(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

c. Chữ đây Huế. Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gây

Hãy bay lên! Sông núi của ta râu

(Tố Hữu, Huế tháng Tám)

d. Nói như cậu thì... còn chí là Huế! 

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)

e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)

CH2: Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau: 

a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.

(Trích Biên bản họp lớp)

b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả...

(Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)

c. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi "ăn ong" đây!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

d. Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật.

(Trích một bản tường trình)

CH3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?

a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường

b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình

c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp

d. Nhắn tin cho một bạn thân

e. Thuyết minh về di tích văn hoá ở địa phương cho khách tham quan

CH4: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1: Từ ngữ địa phương:

a. vô 

b. ni

c. chừ, xiềng, gông 

d. chi

e. má, tánh 

Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương làm nổi bật cuộc sống của mỗi vùng miền, đặc trưng ngôn ngữ của từng vùng miền đó. 

CH2: a. Việc sử dụng từ địa phương trong các văn bản hành chính là không hợp lý mà phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên thay "giồng" thành "trồng". 

b. Việc sử dụng từ địa phương trong văn học có thể được sử dụng để làm rõ khung cảnh của từng vùng miền qua các sáng tác của thi sĩ. 

c. Việc sử dụng từ địa phương trong văn học có thể được sử dụng để làm rõ khung cảnh của từng vùng miền qua các sáng tác của thi sĩ. 

d. Việc sử dụng từ địa phương trong các văn bản hành chính là không hợp lý mà phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên thay "tui" thành "tôi". 

CH3: Trường hợp cần tránh dùng từ địa phương: a,c,e.

CH4: Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tôi đã có dịp đến thăm đền Hùng - một di tích lịch sử quan trọng của nằm ở tỉnh Phú Thọ.

Từ sáng sớm, tôi đã thức dậy để chuẩn bị. Khoảng năm giờ, tôi cùng bố mẹ bắt xe để đi đến đến Hùng. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Nơi đây vô cùng đông đúc, rất nhiều người về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng. Tôi cùng bố mẹ đến từng địa điểm để dâng hương.

Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân và cùng với đó là các công trình phụ trợ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của đồng bào cả nước về Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.

Đầu tiên, tôi được đến thăm đền Hạ - theo tìm hiểu đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị bao gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi. Tương truyền rằng đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.

Tiếp đến là chùa Thiên Quang, chùa xưa có tên gọi là “Viễn Sơn Cổ Tự” sau đổi thành “Thiên Quang Thiền Tự”. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Rồi đến đền Trung hay còn có tên gọi khác là Hùng Vương Tổ miếu được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV, đền bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất gồm ba gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giáng cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.

Sau đó, chúng tôi lần lượt đến dâng hương tại đền Thượng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ở mỗi địa điểm, tôi lại được bố mẹ kể cho nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn.

Sau chuyến đi, tôi cảm thấy thêm biết ơn các vua Hùng và càng thêm tự hào về nguồn gốc của dân tộc.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 24, soạn Văn 8 tập 1 KNTT trang 24

Bình luận

Giải bài tập những môn khác