Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 1: Thực hành Tiếng Việt Từ ngữ địa phương

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 1: Thực hành Tiếng Việt Từ ngữ địa phương. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày một số hiểu biết của em về từ ngữ địa phương (khái niệm, ví dụ, cách sử dụng,…)

Câu 2: Chỉ ra từ ngữ địa phương trong các trường hợp sau đây và cho biết từ toàn dân tương ứng của nó.

a)

  1. Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ 

b)

Đến bờ ni anh bảo:

“Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhờ lấy để mùa sau

Nhà cố làm cho tốt”.

Câu 3: Chỉ ra từ ngữ địa phương và nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

a) Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
b) – Nói như cậu thì… còn chi là Huế!
c) Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

Câu 4: Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

b)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.

“Bắp” và “bẹ” ở đây đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ “bắp”, “bẹ” và “ngô”, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?

Câu 5: Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương?

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:

a) Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. (Trích Biên bản họp lớp)
b) Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả… (Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)

Câu 2: Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:

a) Lần đầu tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây! (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
b) Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật. (Trích một bản tường trình)

Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?

a) Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường
b) Trò chuyện với những người thân trong gia đình
c) Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp
d) Nhắn tin cho một bạn thân
e) Thuyết minh về di tích văn hoá ở địa phương cho khách tham quan

Câu 4: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?

a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
d) Khi làm bài tập làm văn.
e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.
g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Câu 2: Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn truyện dưới đây và cho biết từ toàn dân tương ứng.

Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình, vào nghỉ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăm đen, rồi nói một cách rất tự nhiên:

- Chú này giống con bọ hung.

Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương lấy làm bối rối. Sau đó mới hiểu ý nghĩa của câu nói ấy là: "Chú này rất giống con của bố.".

Câu 3: Đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tặng vợ và cho biết bài thơ này gợi cho em những cảm nghĩ gì xung quanh vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương.

Cái gầu thì bảo cái đài

Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi

Chộ tức là thấy em ơi

Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em.

Thích chi thì bảo là sèm

Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào

Cá quả lại gọi cá tràu

Vo trốc là bảo gội đầu đấy em...

Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà

Răng chưa sang nhởi nhà choa

o đã nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Gió lào thổi rạc bờ tre

Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Điểm khác biệt giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?

Câu 2: Theo em, có nên thống nhất từ ngữ trong cả nước?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 1, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 kết nối bài 1, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 KNTT bài 1 Thực hành Tiếng Việt Từ ngữ địa phương, ôn tập Từ ngữ địa phương, thực hành từ ngữ địa phương.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác