Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 24 - 25)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 24 - 25) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?
- A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
- B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
- D. Là từ ngữ được ít người biết đến
Câu 2: Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?
A. Ngô
- B. Khoai
- C. Sắn
- D. Lúa mì
Câu 3: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
- A. Ngữ âm
- B. Ngữ pháp
- C. Từ vựng
D. Cả A và C
Câu 4: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
- A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
- B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
- C. Để tô đậm tính cách nhân vật
D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Câu 5: Khi sử dụng từ ngữ địa phương, cần chú ý điều gì ?
- A. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương
- B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương cho phù hợp.
- C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương.
D. Cả A, B, C là đúng.
Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?
- A. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
- B. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
- D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”
Câu 7: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
Các từ ngữ địa phương trong đoạn thơ trên là từ ngữ ở vùng nào là chủ yếu?
- A. Miền Bắc
B. Miền Trung
- C. Miền Nam
- D. Đây là từ ngữ toàn dân
Câu 8: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
(Chế Lan Viên)
- A. Từ ngữ địa phương
- B. Biệt ngữ xã hội
C. Từ toàn dân
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 9: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?
- A. Lá tía tô
B. Bố
- C. Màu đỏ
- D. Quả na
Câu 10: Từ địa phương "mãng cầu" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?
A. Na
- B. Cầu
- C. Màu đỏ
- D. Quả na
Câu 11: Từ in đậm trong câu thơ cùng nghĩa với từ toàn dân nào?
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe
(Tố Hữu)
- A. Bố
B. Mẹ
- C. Bà
- D. Bác
Câu 12: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào có thể dùng từ ngữ địa phương?
A. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
- B. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
- C. Khi phát biếu ý kiến ở lớp.
- D. Khi làm bài tập làm văn.
Câu 13: Có thể thay thế từ “bây chừ” trong đoạn thơ sau bằng từ nào?
“Bây chừ sông nước về ta,
Đi khơi đi lọng thuyền ra thuyền vào.
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân.
(Mẹ Suốt – Tố Hữu)
A. Bây giờ.
- B. Hôm qua.
- C. Bấy giờ.
- D. Ngày nay.
Câu 14: Các từ "bên ni, bên tê" trong bài ca dao sau đây là từ ngữ địa phương (thuộc vùng nào) trên đất nước ta?
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
A. Vùng Nghệ Tĩnh.
- B. Vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- C. Vùng đồng bằng Nam Bộ.
- D. Vùng Nam Trung Bộ.
Câu 15: Từ “u” trong câu: “U nó không được thế !” thuộc từ gì?
- A. Biệt ngữ xã hội
- B. Từ toàn dân
- C. Từ mượn
D. Từ địa phương
Câu 16: Nhút là từ ngữ địa phương của vùng nào?
- A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ
- C. Tây Nguyên
- D. Nam Bộ
Câu 17: Điền từ ngữ địa phương thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây “Ở địa phương Nam Bộ, quả dứa họ sẽ gọi là …”
- A. Quả dứa.
- B. Quả nho.
C. Trái thơm.
- D. Trái dứa.
Câu 18: Chỉ ra từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của từ đó trong trường hợp sau đây
Đến bờ ni anh bảo:
- “Ruộng mình quên cày xáo
Nên lúa chín không đều.
Nhớ lấy để mùa sau
Nhà cố làm cho tốt”.
(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)
- A. Từ “ruộng” mang ý nghĩa là đất trồng trọt ở ngoài đồng, xung quanh thường có bờ.
B. Từ “ni” có nghĩa là này, dùng để gọi đáp.
- C. Từ “cày” là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20 –30 cm, dùng nông cụ gọi là cây cày canh tác để xới đất chuẩn bị bước đầu cho gieo sạ hoặc trồng cây.
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 19: Cho đoạn văn sau
Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.
(Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận)
Từ ngữ địa phương trong đoạn văn là gì?
- A. Tôi.
B. Kinh.
- C. Non.
- D. Nát.
Câu 20: Từ ngữ địa phương dùng ở một số nơi chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở nơi đó nhưng sau khi phổ biến thì trở thành từ ngữ toàn dân (nhưng thực chất nó vẫn là từ ngữ địa phương. Ý kiến trên đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 21: Ý nghĩa khác của “cây bút” là
- A. Cây viết.
- B. Chiếc bút.
- C. Cái bút.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 22: Ở Bắc Bộ, từ “thúng” có nghĩa là gì?
- A. Đơn vị để đo lường.
- B. Đơn vị để đo độ dài.
C. Đơn vị để đong thóc, gạo.
- D. Đơn vị đo diện tích.
Câu 23: Giải thích ý nghĩa của các từ “nia, dần, sàng”
A. Đồ dùng để sẩy gạo, thóc.
- B. Đồ dùng để nấu ăn.
- C. Bát ăn cơm.
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 24: Nguyên nhân xuất hiện từ ngữ địa phương là gì?
- A. Do sự phân hóa về dân cư, địa lí và hàng rào kinh tế.
- B. Do sự phân hóa về mắt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố tác động đến sự hình thành của phương ngữ.
- C. Do bối cảnh song nước, đặc điểm tự nhiên.
D. Đáp án A, B đúng
Câu 25: Từ nào sau đây không phải là từ ngữ địa phương?
A. Trẫm.
- B. Mô.
- C. Rứa.
- D. Bầm.
Câu 26: Từ “răng” có nghĩa là gì?
A. Từ địa phương có nghĩa là “thế nào”, “sao”.
- B. Răng không làm từ xương, mà từ những lớp mô có nhiều độ đặc, cứng khác nhau.
- C. Là cấu trúc cứng, vôi hoá nằm trên hàm của nhiều động vật có dây sống, dùng để nghiền nhỏ thức ăn.
- D. Từ địa phương có nghĩa là “không phải”.
Câu 27: Đâu là từ ngữ địa phương thuộc vùng Trung Bộ?
- A. U, giời.
- B. Heo, thơm.
- C. Chi, mô, răng, rứa.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 28: Trong những trường hợp giao tiếp sau, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?
A. Phát biểu trước đám đông
- B. Trò chuyện với người thân trong gia đinh
- C. Nhắn tin cho bạn thân
- D. Trò chuyện trong lớp học
Câu 29: Từ ngữ địa phương khác từ ngữ toàn dân ở điểm nào?
- A. Từ ngữ địa phương được sử dụng rộng rãi hơn từ ngữ toàn dân.
B. Từ ngữ địa phương được sử dụng ở một bộ phận hoặc một số địa phương nhất định. Từ ngữ toàn dân được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể nhân dân trên cả nước.
- C. Từ ngữ địa phương thống nhất hơn từ ngữ toàn dân.
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 30: Các từ in đậm trong hai câu văn dưới đây có phải từ ngữ địa phương không?
“Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…”
A. Có.
- B. Không.
Bình luận