Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối bài 8 Thực hành tiếng Việt trang 69

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 8 Thực hành tiếng Việt trang 69 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành phần gọi - đáp

  • A. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập
  • B. Dùng để duy trì quan hệ giao tiếp
  • C. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
  • D. Là thành phần biệt lập

Câu 2: Thành phần phụ chú là gì?

  • A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
  • B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm
  • C. Thành phần phụ chú được đặt giữa dấu hai chấm
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

  • A. nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu văn trước đó
  • B. nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ
  • C. nhấn mạnh ý vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.
  • D. Tất cả đều sai

Câu 4: Câu nào sau đây không có thành phần gọi - đáp?

 

  • A. Ngày mai tôi phải đi xa rồi
  • B. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!
  • C. Thưa cô, em xin phép ra ngoài ạ!
  • D. Anh ơi, ngày mai anh phải đi rồi ư?

Cây 5: Trong câu “Người đồng mình thương lắm con ơi” có sử dụng?

  • A. Thành phần gọi - đáp
  • B. Thành phần cảm thán
  • C. Thành phần tình thái.
  • D. Thành phần phụ chú.

Câu 6: Trong câu “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng?

  • A. Thành phần gọi – đáp.
  • B. Thành phần cảm thán.
  • C. Thành phần tình thái.
  • D. Thành phần phụ chú.

Câu 7: Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

  • A. Miêu tả về cô gái
  • B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái
  • C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái
  • D. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái

Câu 8: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

  • A. Quan hệ bổ sung
  • B. Quan hệ điều kiện
  • C. Quan hệ nguyên nhân
  • D. Quan hệ mục đích

Câu 9: Có mấy thành phần biệt lập?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 10: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: Thành phần ..... được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

  • A. Tình thái
  • B. Cảm thán
  • C. Gọi - đáp
  • D. Phụ chú

Câu 11: Ý nào nói không đúng về thành phần chen thêm?

  • A. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
  • B. Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu
  • C. Dùng để nêu thái độ của người nói
  • D.Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang

Câu 12: Thành phần gọi - đáp trong câu sau có ý nghĩa gì? 

"Lan ơi! Tớ có chuyện gấp muốn nói với cậu!"

  • A. Tạo lập quan hệ giao tiếp
  • B. Duy trì quan hệ giao tiếp
  • C. Kết thúc quan hệ giao tiếp
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 13: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  • A. Tôi rất yêu cha mẹ tôi!
  • B. Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi
  • C. Mẹ tôi là một nông dân
  • D. Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất

Câu 14: Trong những câu sau, câu nào không có thành phần gọi đáp?

  • A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ?
  • B. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!
  • C. Vâng, phải bảo chứ!
  • D. Ê, đồ quỷ!

Câu 15: Trong những câu sau, câu nào có thành phần gọi đáp?

  • A. Hình như thu đã về
  • B. Lan - lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.
  • C. Này bác có lợn kia ơi!
  • D. Ôi! Con bé quả thật là đáo để!

Câu 16: Dòng nào nói không đúng về cách sử dụng dấu câu ở thành phần phụ chú?

  • A. Phụ chú đặt giữa hai dấu gạch ngang
  • B. Phụ chú đặt giữa hai dấu phẩy
  • C. Phụ chú đặt giữa hai ngoặc kép
  • D. Phụ chú đặt giữa hai ngoặc đơn

Câu 17: Trong câu "Người đồng minh mình thương lắm con ơi" có sử dụng?

  • A. Thành phần gọi - đáp
  • B. Thành phần cảm thán
  • C. Thành phần tình thái
  • D. Thành phần phụ chú

Câu 18: Câu "Vâng, cháu vẫn nghĩ như cụ" có sử dụng:

  • A. Thành phần tình thái
  • B. Thành phân phụ chú
  • C. Thành phần gọi - đáp
  • D. Thành phần cảm thán

Câu 19: Trong câu "Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày cốt để cho người khác để ý". Thành phần phụ chú "Cốt để cho người khác để ý" có quan hệ với thành phần trước đó chỉ:

  • A. bổ sung
  • B. nguyên nhân
  • C. mục đích
  • D. tương phản

Câu 20: Trong các câu sau, câu nào không có thành phần gọi - đáp?

  • A. Ngủ ngon a - Kay ơi, ngủ ngoan a - Kay hỡi
  • B. Cậu có nhớ bố không, hả cậu Vàng?
  • C. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
  • D. Phải, không dám, bác chơi.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác