Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi viết, câu cầu khiến thường có đặc điểm gì?

  • A. Thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
  • B. Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
  • C. Thường kết thúc bằng dấu phẩy, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
  • D. Thường kết thúc bằng dấu ba chấm, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.

Câu 2: Đâu là quê hương của tác giả Lê Anh Tuấn?

  • A.  Đồng Nai
  • B. Nghệ An
  • C. Cà Mau
  • D. Thừa Thiên Huế

Câu 3: Đâu là phong cách sáng tác của tác giả văn bản Xe đêm?

  • A. Chất thơ nhẹ nhàng tinh tế, khơi dậy sự rung cảm trước vẻ đẹp bình dị, dễ bị lãng quên trong cuộc sống
  • B. Hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật
  • C. Lắng đọng và đầy suy tư, đồng thời mang trong mình tình cảm yêu thương.
  • D. Độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

Câu 4: Nhà tu hành đã có phản ứng như thế nào khi An-đéc-xen tiên tri về các cô gái?

  • A. Ngưỡng mộ
  • B. Bực bội
  • C. Ngạc nhiên
  • D. Bối rối

Câu 5: Tác giả của bài "Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" là ai?

  • A. Tố Hữu
  • B. Nguyễn Khuyến
  • C. Xuân Diệu
  • D. Nguyễn Đình Thi

Câu 6: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán ?

  • A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
  • B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.
  • C. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.
  • D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.

Câu 7: Câu nào sau đây không có thành phần gọi - đáp?

  • A. Ngày mai tôi phải đi xa rồi
  • B. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!
  • C. Thưa cô, em xin phép ra ngoài ạ!
  • D. Anh ơi, ngày mai anh phải đi rồi ư?

Câu 8: Loài vật nào không được mô tả trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta?

  • A. Chim cánh cụt
  • B. Thiên nga
  • C. Hải mã
  • D. Cá heo

Câu 9: Thông điệp là loạt phim Hành tinh của chúng ta mang đến là gì?

  • A. Trồng cây gây rừng
  • B. Đừng xả rác ra biển
  • C. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn
  • D. Hãy bảo vệ những loài vật trước khi chúng biến mất

Câu 10: Điểm khác biệt của loạt phim Hành tinh của chúng ta so với các lời cảnh báo khác là:

  • A. Tám tập phim với tám môi trường sống khắp thế giới
  • B. Sự đa dạng của giống loài
  • C. Cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu
  • D. Những thông điệp tích cực ở cuối mỗi tập phim

Câu 11: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?

  • A. Tôi rất yêu mẹ của tôi.
  • B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
  • C. Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.
  • D. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.

Câu 12: Tình thế nào đã thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này?

  • A. Người da trắng muốn xâm chiếm và mua lại đất tổ tiên của người da đen
  • B. Người da đỏ muốn xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ
  • C. Thủ lĩnh da đỏ trăn trối trước khi mất
  • D. Thủ lĩnh da đỏ nhường lại ngôi vị

Câu 13:  Diễn từ là gì?

  • A. Diễn giải nghĩa của một từ
  • B. Lời hứa của một người
  • C. Lời phát biểu trong một dịp long trọng
  • D. Lời nói không chuẩn bị trước

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Xe tôi bị hỏng vì vậy  tôi...đi bộ đi học.

  • A. Bị
  • B. Được
  • C. Cần
  • D. Phải

Câu 15: Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

  • A. Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là Thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
  • B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.
  • C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.
  • D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Câu 16: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

  • A. Nên
  • B. Đừng
  • C. Không
  • D. Hãy

Câu 17: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

  • A. Quan hệ bổ sung
  • B. Quan hệ điều kiện
  • C. Quan hệ nguyên nhân
  • D. Quan hệ mục đích

Câu 18: Xuân Diệu đã nhận xét bài thơ nào là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam?

  • A. Thu vịnh
  • B. Sang thu
  • C. Thu ẩm
  • D. Thu điếu

Câu 19: Cái "thần" của cảnh thu trong bài Thu vịnh nằm ở chi tiết nào?

  • A. Giậu hoa
  • B. Dòng nước
  • C. Bầu thời
  • D. Cần trúc

Câu 20: Thành phần gọi - đáp trong câu sau có ý nghĩa gì? 

"Lan ơi! Tớ có chuyện gấp muốn nói với cậu!"

  • A. Tạo lập quan hệ giao tiếp
  • B. Duy trì quan hệ giao tiếp

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác