Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
- A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)
- B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)
- D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)
Câu 2: Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ là kiểu văn bản nào?
A. Văn bản giải thích
- B. Văn bản nghị luận
- C. Văn bản tự sự
- D. Văn bản hành chính
Câu 3: Đâu là năm sinh - năm mất của tác giả văn bản Xe đêm?
- A. 1890 - 1962
- B. 1886 - 1972
C. 1892 - 1968
- D. 1902 - 1986
Câu 4: Đâu không phải từ mà tác giả đã mô tả ngoại hình của An-đéc-xen?
- A. Cao kều
B. Dũng cảm
- C. Nhút nhát
- D. Tay chân lòng thòng
Câu 5: Văn bản "Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam" viết về nhà thơ nào?
- A. Xuân Diệu
B. Nguyễn Khuyến
- C. Tố Hữu
- D. Nguyễn Đình Thi
Câu 6: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
- A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.
- B. Ai, gì, nào, à, ư, hả...
- C.Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...
D. Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...
Câu 7: Trong câu “Người đồng mình thương lắm con ơi” có sử dụng?
A. Thành phần gọi - đáp
- B. Thành phần cảm thán
- C. Thành phần tình thái.
- D. Thành phần phụ chú.
Câu 8: Điểm khác biệt của loạt phim Hành tinh của chúng ta so với các lời cảnh báo khác là:
A. Những thông điệp tích cực ở cuối mỗi tập phim
- B. Sự đa dạng của giống loài
- C. Cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu
- D. Tám tập phim với tám môi trường sống khắp thế giới
Câu 9: Thông điệp là loạt phim Hành tinh của chúng ta mang đến là gì?
- A. Trồng cây gây rừng
- B. Đừng xả rác ra biển
C. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn
- D. Hãy bảo vệ những loài vật trước khi chúng biến mất
Câu 10: Loài vật nào không được mô tả trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta?
- A. Chim cánh cụt
B. Thiên nga
- C. Hải mã
- D. Cá heo
Câu 11: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ?
A. Thế thì con biết làm thế nào được!( Ngô Tất Tố)
- B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
- C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
- D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! ( Tố Hữu)
Câu 12: Thông điệp là loạt phim Hành tinh của chúng ta mang đến là gì?
- A. Trồng cây gây rừng
- B. Đừng xả rác ra biển
C. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn
- D. Hãy bảo vệ những loài vật trước khi chúng biến mất
Câu 13: Tác giả của Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể có mối quan hệ như thế nào với tác giả của bộ truyện về nhân vật nhóc Ni-cô-la
- A. Vợ chồng
B. Cha con
- C. Ông cháu
- D. Là cùng 1 người
Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."
- A. Được
B. Bị
- C. Đã
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 15: 3 bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến được viết bằng thể thơ nào sau đây?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
- D. Thất ngôn trường thiên
Câu 16: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”
- A. Yêu cầu
- B. Đề nghị
- C. Ra lệnh
D. Khuyên bảo
Câu 17: Có mấy thành phần biệt lập?
- A. 3
B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 18: Cái thú vị ở bài Thu điếu nằm ở:
- A. Các điệu vàng
- B. Cảnh vật bình dị
- C. Ao thu
D. Cái điệu xanh
Câu 19: "Bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả" là nhận xét của Xuân Diệu cho bài thơ nào?
- A. Thu điếu
- B. Thu ẩm
- C. Sang thu
D. Thu vịnh
Câu 20: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi
- B. Tôi rất yêu cha mẹ tôi!
- C. Mẹ tôi là một nông dân
- D. Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất
Bình luận