Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
- A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
- B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
- D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 2: Thông tin trong văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào?
- A. Trình tự thời gian
- B. Trình tự không gian
- C. Trình tự nguyên nhân - kết quả
D Trình tự kết quả - nguyên nhân
Câu 3: Tác phẩm Xe đêm thuộc thể loại gì?
A. Truyện ngắn
- B. Tiểu thuyết
- C. Cổ tích
- D. Tự truyện
Câu 4: "Thứ vặt vãnh" mà An-đéc-xen lượm lặt trong chuyến xe đêm là gì?
- A. Cuốn sổ
B. Chiếc lá dư
- C. Tem
- D. Vòng sắt móng lừa
Câu 5: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ văn của Nguyễn Khuyến?
- A. Thơ ông châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị
B. Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
- C. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè
- D. Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?
- A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều/ Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.
- B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
C. Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
- D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu 7: Trong câu “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng?
A. Thành phần gọi – đáp.
- B. Thành phần cảm thán.
- C. Thành phần tình thái.
- D. Thành phần phụ chú.
Câu 8: Loài vật nào không được mô tả trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta?
- A. Chim cánh cụt
B. Thiên nga
- C. Hải mã
- D. Cá heo
Câu 9: Trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, phần trăm diện tích rừng mưa nhiệt đới bị tàn phá là:
A. Hơn 70%
- B. Gần 65%
- C. Hơn 90%
- D. Hơn 50%
Câu 10: Điểm khác biệt của loạt phim Hành tinh của chúng ta so với các lời cảnh báo khác là:
- A. Tám tập phim với tám môi trường sống khắp thế giới
- B. Sự đa dạng của giống loài
- C. Cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu
D. Những thông điệp tích cực ở cuối mỗi tập phim
Câu 11: Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
- A. Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?
B. Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
- C. Anh nên đi sớm đi thì hơn.
- D. Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.
Câu 12: Thông điệp là loạt phim Hành tinh của chúng ta mang đến là gì?
- A. Trồng cây gây rừng
- B. Đừng xả rác ra biển
C. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn
- D. Hãy bảo vệ những loài vật trước khi chúng biến mất
Câu 13: Trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, ý do loài hải mã bị mất môi trường sống là:
- A. Rác thải trên biển
- B. Rừng bị tàn phá
- C. Hạn hán
D. Băng tan
Câu 14: Học lỏm có nghĩa là?
A. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
- B. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
- C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
- D. tìm tòi, hỏi han để học tập.
Câu 15: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Bác Hồ đã .... để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người.
- A. Đi nhanh
- B. Đi dạo
C. Đi xa
- D. Đi khuất
Câu 16: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
..."Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con! hãy can đảm lên! thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."
Có bao nhiêu câu cầu khiến trong đoạn văn trên?
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 17: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: Thành phần ..... được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
- A. Tình thái
- B. Cảm thán
C. Gọi - đáp
- D. Phụ chú
Câu 18: Xuân Diệu cho rằng ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình "dân tộc hóa nội dung mùa thu" và "dân tộc hóa hình thức lời thơ". Nhận định trên là đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 19: Đâu là nhận xét của Xuân Diệu về bài thơ "Thu Ẩm"
- A. Bài thơ có những câu thơ bằng chữ Hán
- B. Bài thơ tù túng và thiếu lô-gic
- C. Bài thơ tả quan cảnh ước lệ văn hoa sang trọng
D. Bài thơ không chỉ nói trong một thời điểm mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái quát về cảnh thu
Câu 20: Trong những câu sau, câu nào không có thành phần gọi đáp?
- A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ?
B. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!
- C. Vâng, phải bảo chứ!
- D. Ê, đồ quỷ!
Bình luận