Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối bài 6 Bếp lửa
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 6 Bếp lửa - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?
- A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
- B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945
C. Nạn đói năm 1945
- D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Câu 2: Nhận định nói đúng nhất tiếng chim tu hú trong bài?
- A. Báo hiệu một mùa hè đã đến
- B. Gợi ra tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu
- C. Nói lên nỗi nhớ mong của hai bà cháu
D. Cả B và C đều đúng
Câu 3: Từ “nhóm” nào sau đâu được dùng theo nghĩa chuyển?
- A. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
B. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
- C. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
- D. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Câu 4: Ý nghĩa của ba câu thơ sau
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm
- A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà
B. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà
- C. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa nhóm lên đối với người cháu khi đã trưởng thành, khôn lớn và đi xa?
- A. Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét
- B. Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu
- C. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ đầu tiên có ý nghĩa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của nhân vật trữ tình. Đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 7: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?
- A. Người cháu
B. Bếp lửa
- C. Tiếng chim tu hú
- D. Cuộc chiến tranh
Câu 8: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?
A. Kiên nhẫn, khéo léo
- B. Cần cù, chăm chỉ
- C. Vụng về, thô nhám
- D. Mảnh mai, yếu đuối
Câu 9: Nội dung của ba khổ thơ “Lên bốn tuổi… chứa niềm tin dai dẳng” nói về nội dung gì?
- A. Chủ yếu miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc
B. Là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu
- C. Chủ yếu là cảnh bà dạy cho người cháu học chữ
- D. Nói về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe khi bà còn ở Huế
Câu 10: Tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?
- A. Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc
- B. Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội
C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Bài thơ Bếp lửa của ai sáng tác?
- A. Lưu Quang Vũ
B. Bằng Việt
- C. Huy Cận
- D. Nguyễn Minh Châu
Câu 12: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?
- A. Người bà
- B. Người bố
C. Người cháu
- D. Người mẹ
Câu 13: Bài thơ là sự hồi tưởng về lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 14: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
- A. Tự sự
B. Biểu cảm
- C. Nghị luận
- D. Miêu tả
Câu 15: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai
B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà
- C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu
- D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.
Câu 16: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. Khi tác giả đang ở trong nước
- B. Tác giả đang sống với bà của mình
C. Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài
- D. Khi người bà của tác giả vừa mất
Câu 17: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- A. Năm chữ
- B. Tám chữ
C. Tự do
- D. Bảy chữ.
Câu 18: Có thể thay từ “chờn vờn” trong câu “Một bếp lửa chơn vờn sương sớm” bằng từ nào dưới đây?
A. bập bùng
- B. lung linh
- C. long lanh
- D. chập chờn
Câu 19: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả kỉ niệm “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”?
- A. Nhân hoá
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- C. Hoán dụ
- D. So sánh
Câu 20: Theo em, tiếng tu hú có ý nghĩa như thế nào trong bài thơ?
- A. Là âm thanh gợi nhớ đến quê hương làng xóm
- B. Là âm thanh gợi cảnh sống lẻ loi, côi cút
- C. Là âm thanh báo hiệu mùa vải vải chín
D. Cả hai đáp án A và B
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 kết nối bài 6 Bếp lửa
Bình luận