Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 Bài 3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả nào?

  • A. Phạm Văn Đồng
  • B. Hồ Chí Minh
  • C. Tố Hữu
  • D. Đặng Thai Mai

Câu 2: Văn bản có xuất xứ như thế nào?

  • A. Trích trong tập “Đường cách mệnh”
  • B. Trong cuốn “Người cùng khổ”
  • C. Trong tập “Việt Bắc”
  • D. Trích trong báo cáo chính trị của tác giả tại Đại hội lần thứ 2, tháng 2 năm 1951.

Câu 3: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào ?

  • A. Câu mở đầu tác phẩm
  • B. Câu mở đầu đoạn hai
  • C. Câu mở đầu đoạn ba
  • D. Phần kết luận.

Câu 4: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong trời kì nào ?

  • A. Trong quá khứ
  • B. Trong hiện tại
  • C. Trong quá khứ và hiện tại
  • D. Trong tương lai

Câu 5: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ?

  • A. Thời kì kháng chiến chống Pháp
  • B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
  • C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  • D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 6: Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?

  • A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
  • B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
  • C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
  • D. Cả A và B

Câu 7: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ?

  • A. Trong quá khứ
  • B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại
  • C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc
  • D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.

Câu 8: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ?

  • A. Tiềm tàng, kín đáo
  • B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
  • D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.

Câu 9: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ?

  • A. Sử dụng biện pháp so sánh
  • B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ
  • C. Sử dụng biện pháp nhân hoá
  • D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”

Câu 10: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc ?

  • A. Một
  • B. Hai
  • C. Ba
  • D. Bốn

Câu 11: Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản?

  • A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  • B. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
  • C. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
  • D. Không có câu nào.

Câu 12: Nội dung chính của phần 1 là gì?

  • A. Nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.
  • B. Đưa các ý kiến ngầm chỉ sự độc ác, tàn bạo của quân đội thực dân Pháp nói riêng và quân Đồng minh nói chung.
  • C. Gợi lên hình ảnh lòng yêu nước của nhân dân ta như một con sóng.
  • D. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ý kiến khái quát, khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.

Câu 13: Nội dung chính của phần 2 là gì?

  • A. Người phát triển ý kiến nêu ở mở bài bằng cách chứng minh, làm sáng tỏ qua các lí lẽ và dẫn chứng.
  • B. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nhân dân.
  • C. Người phát triển các ý kiến cho thấy sự yêu chuộng hoà bình, quý trọng tự do dân tộc, đoàn kết toàn dân.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Nội dung chính của phần 3 là gì?

  • A. Người nêu lên cách thức đấu tranh mấu chốt để có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • B. Người nêu lên những giá trị truyền thống của đất nước Việt Nam.
  • C. Người nêu lên giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân.
  • D. Người chỉ ra tình hình đấu tranh ở các nước cũng đang bị xâm lăng như Việt Nam.

Câu 15: Lí lẽ tác giả đã đưa ra cho ý kiến chính là gì?

  • A. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
  • B. Những gì mà đồng bào ta ngày nay làm được rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước.
  • C. Lí do tại sao nhân dân ta có lòng yêu nước.
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Bằng chứng tác giả đưa ra cho lí lẽ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta” là gì?

  • A. Cuộc chiến chống quân Mông – Nguyên, đội quân xâm lược rất mạnh.
  • B. Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,…
  • C. Tinh thần chiến đấu của Quang Trung
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Bằng chứng tác giả đưa ra cho lí lẽ “Những gì mà đồng bào ta ngày nay làm được rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước” là gì?

  • A. Đoạn “Đồng bào ta … nồng nàn yêu nước”.
  • B. Tất cả mọi người dân Việt Nam trong cuộc chiến năm xưa đều đứng lên kháng chiến.
  • C. Đoạn “Từ các cụ già tóc bạc … quyên đất ruộng cho Chính phủ”.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Tác giả ví tinh thần yêu nước của dân ta với cái gì?

  • A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Liên Xô
  • B. Các thứ của quý.
  • C. Các động vật quý hiếm.
  • D. Tinh thần dân tộc.

Câu 19: Mục đích của văn bản này là gì?

  • A. Hồ Chủ tịch muốn chứng minh cho nhân dân ta thấy rằng cần phải học hỏi cách làm kinh tế của các nước tư bản.
  • B. Hồ Chủ tịch nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề xã hội: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  • C. Hồ Chủ tịch nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề liên quan đến đạo lí con người: Đã là con người, sống trong một nước, thì phải yêu nước đó, hết mình vì dân tộc đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Qua văn bản này, ta có thể học được gì về cách viết một bài văn nghị luận một vấn đề xã hội?

  • A. Cần phải lựa chọn vấn đề nghị luận có tính thực tiễn cao, đang được xã hội quan tâm mạnh mẽ
  • B. Trình bày các ý một cách rõ ràng, rành mạch
  • C. Các lí lẽ, bằng chứng đưa ra cần phải chính xác, thực tế, có sức thuyết phục cao tránh những ý chung chung.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác