Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập Bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời, nội dung,…)

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh.

Câu 3: Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

Câu 4: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

Câu 5: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

Câu 2: Đọc đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “từ … đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 3: Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” hướng tới đối tượng nào?

Câu 4: Hãy giải nghĩa những từ ngữ xuất hiện trong bài văn: kiều bào, vùng tạm bị chiếm, hậu phương.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật?

 

Câu 2: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ tư duy hoặc một dạng tương tự cho hệ thống luận điểm ở đoạn từ “Lịch sử ta đã … lòng nồng nàn yêu nước”.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những điểm đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của bài văn

Câu 2: Bài văn đã làm sáng tỏ những biểu hiện của tinh thần yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nhưng tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong những hoàn cảnh khác, đặc biệt là ngày nay?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Bài tập tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 3, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 kết nối bài 3, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 KNTT, tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ôn tập Ngữ văn 8 kết nối bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác