Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1. Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã đọc, đã học, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Soạn đáp án:
Hành động yêu nước của Người làm cho em ấn tượng nhất. Bác đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta.
CH2. Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?
Soạn đáp án:
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đáng quý. Tiếp bước cha ông, em nhận lấy ngọn lửa yêu nước ấy và thắp sáng nó trong lồng ngực của mình. Để phát huy ngọn lửa ấy, em học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày. Em luôn cố gắng để cho bản thân mình của ngày hôm nay, phải hoàn thiện hơn chính mình của ngày hôm qua. Em nỗ lực như vậy, là để trang bị cho mình một hành trang vững chãi. Từ đó có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong tương lai.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1. Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản
Soạn đáp án:
Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
CH2. Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?
Soạn đáp án:
Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước, tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.
CH3. Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?
Soạn đáp án:
Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Các lứa tuổi: từ già tới trẻ.
+ Khắp các vùng miền.
+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ.
+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến.
CH4. Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Soạn đáp án:
+ Ra sức học tập và rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Luôn biết yêu quý đất nước của mình.
+ Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình đến cùng.
SAU KHI ĐỌC
CH1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?
Soạn đáp án:
Văn bản hương tới toàn thể nhân dân.
CH2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?
Soạn đáp án:
Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.
CH3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.
Soạn đáp án:
Ba luận điểm:
LĐ1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
LĐ2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
LĐ3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.
Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
CH4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một "truyền thống quý báu”?
Soạn đáp án:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ.
+ Khắp các vùng miền.
+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ.
+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến.
CH5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?
Soạn đáp án:
Đối với thế hệ trẻ phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”.
CH6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?
Soạn đáp án:
Nghệ thuật lập luận nổi bật:
- Bố cục chặt chẽ.
- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.
- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
VIẾT KẾT NỐI ĐỌC
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho CH: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
Soạn đáp án:
Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận