Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 2 Thiên Trường vãn vọng (Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) Trần Nhân Tông

Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 2 Thiên Trường vãn vọng (Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) Trần Nhân Tông. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG

(NGẮM CẢNH THIÊN TRƯỜNG TRONG BUỔI CHIỀU TÀ)

 

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao? 

Soạn đáp án:

Em có thích ngắm hoàng hôn bởi đó là khoảnh khắc yên bình, lãng mạn và hạnh phúc nhất trong một ngày vất vả bộn bề. 

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Soạn đáp án:

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

CH2. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Soạn đáp án:

Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. 

Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. 

CH3. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Soạn đáp án:

Bức tranh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác – sắc trắng tinh khôi của những cánh cò; thính giác – âm thanh tiếng sáo du dương, trầm bổng của những đứa trẻ đi chăn trâu. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng và có phần hư ảo. 

CH4. Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Soạn đáp án:

Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã gợi ra một không gian mờ ảo của cảnh chiều :trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ.Không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả.

CH5. Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Soạn đáp án:

Tâm trạng của tác giả: như đang hòa mình vào với thiên nhiên, sống cùng với cảnh vật nơi đây với tâm thái an nhàn, thanh thản, không vướng bụi trần.

CH6. Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

Soạn đáp án:

Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Trần Nhân Tông không nói đến lầu son gác tía mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên, cảnh vật đồng quê. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này.

CH7. Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Soạn đáp án:

Qua bài thơ, Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng. 

Soạn đáp án:

“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,

Bóng chiều man mác có dường không”.

Thôn xóm, nhà tranh mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa phải chăng đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm ngay từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương – khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng thanh thản khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác