Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 2 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

Đáp án Đáp án Ngữ văn 8 Kết nối bài 2 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TIẾNG VIỆT VIẾT.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ THƯƠNG VỢ CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG

CH1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm. 

Soạn đáp án:

  • Tác giả, tác phẩm

+ Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Thơ ông bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời. 

+ "Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú. 

  • Giá trị
  1. Nội dung

Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy. Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế Xương.

2. Nghệ thuật

Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương.

CH2. Giới thiệu đề tài, thể thơ. 

Soạn đáp án:

Đề tài: người vợ.

Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

CH3. Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ. 

Soạn đáp án:

a. Hai câu thực:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Công việc của bà Tú là buôn bán. Thời gian làm việc là quanh năm. Địa điểm làm việc ở mom sông. Ở đây cũng gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống.

Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú.

b. Hai câu đề:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. Câu thơ dùng phép đảo ngữ đưa từ "lặn lội" lên đầu câu và dùng từ "thân cò" làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ "eo sèo" chỉ sự kì kèo, kêu ca phàn nàn, gợi tả cảnh tranh bán, cãi vã nơi “mặt nước”. Chi tiết “buổi đò đông” hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng". 

c. Hai câu luận

“Một duyên hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa dám quản công.”

Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa. Từ “duyên” là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. Còn “nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. Từ “Âu đành phận”, “dám quản công” làm giọng thơ thương gia cảnh nhiều éo le. 

d. Hai câu kết 

 

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình.

CH4. Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ. 

Soạn đáp án:

Hình ảnh: con cò gợi ra thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Từ ngữ:

Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. 

Từ “Duyên nợ” trong ca dao cũng được sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ” => duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt.

 CH5. Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ. 

Soạn đáp án:

“Thương vợ’” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam. Tú Xương chiếm một địa vị vẻ vang trong nền văn học Việt Nam. Tên tuổi ông sống mãi với non Côi, sông Vị.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác