Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 5 Thực hành Tiếng Việt ( trang 113)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 Bài 5 Thực hành Tiếng Việt ( trang 113) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1 : Thế nào là nghĩa tường minh ?

  • A. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
  • B. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
  • C. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
  • D. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bởi thái độ của người nói trong câu.

Câu 2: Trả lời hàm ý cho câu hội thoại sau

Giáo viên: Tại sao bài tập này em chưa hoàn thành?

  • A. Tại em không biết làm 
  • B. Tại bài tập này khó
  • C. Gia đình em hôm qua có việc bận đột xuất
  • D. Em chưa nghĩ ra cách làm

Câu 3: Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu ?

  • A. Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
  • B. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
  • C. Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
  • D. Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.

Câu 4: Câu nào không chứa hàm ý ?

  • A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • B.Chị ngã em nâng
  • C. Lá lành đùm lá rách
  • D. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Câu 5 : Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :

  • A. Người nói( người viết) hiểu thế nào là hàm ý.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
  • B. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
  • C. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu n ói. - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý.
  • D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp.- Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.

Câu 6 : Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?

  • A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
  • B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
  • C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy.
  • D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu 7: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.:

An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

  • A. Mình sẽ đến đúng hẹn.
  • B. Mình đến muộn một chút nhé ! 
  • C. Mình bận nhiều việc lắm.
  • D. Mình đến sớm và về sớm nhé

Câu 8: Cô giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Cô giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? Câu đó có hàm ý:

  • A. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
  • B. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
  • C.Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
  • D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 9: Tìm câu có hàm ý khích lệ động viên cho trường hợp sau:

Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.

  • A. Kệ cậu! Tớ không quan tâm.
  • B. Không sao đâu!
  • C. Do cậu không ôn kĩ đấy!
  • D. Còn những bài kiểm tra lần sau mà.

Câu 10: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

(Chu Văn, Bão biển)

  • A. Ông già đi muộn giờ.
  • B. Ông già đến khám muộn.
  • C. Bệnh tình của ông già rất nặng.
  • D. Ông già bị bác sĩ trách.

Câu 11: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?

  • A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
  • B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 12: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?

- Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

  • A. Anh nói nữa đi
  • B. Năm phút nữa là mười.
  • C. Còn hai mươi phút thôi
  • D. Chè đã ngấm rồi đấy

Câu 13: Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

  • A. Thông báo về việc cơm đang sôi
  • B. Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão
  • C. Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 14: Nghĩa tường minh là gì?

  • A. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
  • B. Nghĩa tường minh là phần nghĩa không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 15: Hàm ý là gì?

  • A. Phần nghĩa được thông báo trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
  • B. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
  • C. Cả đáp án A và B
  • D. Không xác định được

Câu 16: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

  • A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
  • B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
  • C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  • D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình lình như vậy.

Câu 17: Câu “dã tràng xe cát biển Đông” có hàm ý gì?

  • A. Nói tới việc con dã tràng xe cát ở biển Đông
  • B. Nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích
  • C. Nói tới hiện tượng con dã tràng thường xuyên xe cát để lấp lối đi xuống thủy cung
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Hãy tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

  • A. Bệnh nhân tới muộn
  • B. Không hài lòng vì bệnh nhân tới muộn
  • C. Phê bình bệnh nhân
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 19: Câu nào chứa hàm ý trong đoạn hội thoại sau:

Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vào. (1)

Thầy giáo: - Bây giờ là mấy giờ rồi? (2)

Học sinh: - Em xin lỗi thầy, em bị hỏng xe ạ. (3)

  • A. Câu (1)
  • B. Câu (2)
  • C. Câu (3)
  • D. Cả ba câu trên

Câu 20: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

(Lỗ Tấn, Cố hương)

Việc tác giả so sánh hi vọng với con đường có hàm ý gì?

  • A. Hi vọng cũng lâu dài và gian khó như những con đường trên mặt đất.
  • B. Hi vọng không có thực cũng như trên mặt đất vốn không có đường.
  • C. Hi vọng không dễ dàng và tự nhiên mà có, nhưng nếu ta luôn hướng tới nó thì sẽ có lúc thành sự thật.
  • D. Hi vọng sẽ bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống mà nhiều khi ta chẳng biết trước được.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác