Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của tác phẩm Mắt sói là nhà văn nước nào?

  • A. Pháp
  • B. Mỹ

  • C. Đức

  • D. Ấn Độ

Câu 2: Trong tác phẩm Mắt sói, phản ứng của mọi người như thế nào khi biết tên cậu bé

  • A. Thích thú

  • B. Bật cười 
  • C. Thất vọng

  • D. Hoang mang

Câu 3: Trợ từ là gì?

  • A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

  • B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  • C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

  • D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Câu 4: Cho đoạn văn:

Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.

Tìm các trợ từ trong đoạn văn trên?

  • A. Chỉ có

  • B. Những

  • C. Chỉ có, những, đầy

  • D. Chỉ có, những

Câu 5: Câu sau có bao nhiêu trợ từ: "Mặc dù non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà."

  • A. 1

  • B. 2

  • C. 3
  • D. 4

Câu 6: Câu sau không có trợ từ: "Có mà mày bị điếc"

  • A. Đúng

  • B. Sai

Câu 7: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào? 

  • A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

  • B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945

  • C. Nạn đói năm 1945
  • D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Câu 8: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

  • A. Kiên nhẫn, khéo léo
  • B. Cần cù, chăm chỉ

  • C. Vụng về, thô nhám

  • D. Mảnh mai, yếu đuối

Câu 9: Bài thơ là sự hồi tưởng về lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả đang ở trong nước

  • B. Tác giả đang sống với bà của mình

  • C. Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài
  • D. Khi người bà của tác giả vừa mất

Câu 11: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trước Cách mạng tháng Tám

  • B. Trong kháng chiến chống Pháp
  • C. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975

  • D. Trong kháng chiến chống Mĩ

Câu 12: Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu?

  •    A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ
  •    B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

  •    C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước

  •    D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu

Câu 13: Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

  • A. Nghị luận và miêu tả

  • B. Miêu tả và tự sự
  • C.  Tự sự và nghị luận 

  • D. Thuyết minh và tự sự

Câu 14: Theo Chính Hữu những yếu tố nào là cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng ?

  • A. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.

  • B. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung sở thích; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.

  • C. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; cùng nhau vượt qua nhiều gian lao thử thách.
  • D. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích và cùng nhau trải qua cơ sốt rét rừng

Câu 15: Đâu là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Lá Đỏ?

  • A. Cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối
  • B. Cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ

  • C. Hiệp định Paris được ký kết

  • D. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ

Câu 16: Nội dung chính được thể hiện trong truyện Những ngôi sao xa xôi là gì?

  • A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm tháng chống Mĩ

  • B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn

  • C. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn

  • D. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

Câu 17: Tại sao chị Thao, Phương Định, Nho lại thích hát? Sự thích thú đó thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn họ?

  • A. Thích văn nghệ.

  • B. Cảm thấy “Tiếng hát át tiếng bom”.

  • C. Một thói quen.

  • D. Lạc quan và yêu đời.

Câu 18: Đâu là nhận xét của Xuân Diệu về bài thơ "Thu Ẩm"

  • A. Bài thơ không chỉ nói trong một thời điểm mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái quát về cảnh thu
  • B. Bài thơ tù túng và thiếu lô-gic

  • C. Bài thơ tả quan cảnh ước lệ văn hoa sang trọng

  • D. Bài thơ có những câu thơ bằng chữ Hán

Câu 19: "Bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả" là nhận xét của Xuân Diệu cho bài thơ nào?

  • A. Thu điếu

  • B. Thu ẩm

  • C. Sang thu

  • D. Thu vịnh

Câu 20: Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, di đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lần lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ cố những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những táng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.

  • A. Tự sự.

  • B. Biểu cảm.

  • C. Tự sự kết hợp với miêu tả.
  • D. Miêu tả.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác