Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 2 Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 Bài 2 Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dòng nào không phải nói lên đặc điểm của văn bản nhật dụng ?
- A. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuôch sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
- B. Là những văn bản có tính thời sự, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
C. Là loại văn bản có nội dung thời sự xã hội nhưng về hình thức thể hiện vẫn có những giá trị nghệ thuật nhất định, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
- D. Là những văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn
Câu 2: Văn bản Ca Huế trên sông Hương được viết theo hình thức nào ?
- A. Truyện ngắn
- B. Văn tả cảnh
C. Bút kí
- D. Tuỳ bút
Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến ?
- A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.
- B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
- C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.
D. Cả 3 nội dung trên.
Câu 4: Đêm ca Huế diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ lúc thành phố lên đèn đến lúc trăng lên.
- B. Từ lúc thành phố lên đèn đến đêm khuya.
- C. Từ lúc thành phố lên đèn đến lúc gà gáy sáng.
D. Từ lúc trăng lên đến sáng.
Câu 5: Phương tiện nào được dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương?
- A. Tàu thuỷ
B. Thuyền rồng
- C. Xuồng máy
- D. thuyền gỗ
Câu 6: Điền từ vào chỗ trống sao cho đúng: " …….. là quê hương của những điệu hò nổ tiếng"
- A. Hà Nội
- B. Bắc Ninh
C. Huế
- D. Hội An
Câu 7: Cho biết đoạn văn sau miêu tả điều gì?
"Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanhcủa dàn hoà tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người."
- A. Miêu tả các loại loại nhạc cụ.
- B. Miêu tả người choi đàn.
C. Miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.
- D. Miêu tả tâm trạng của người nghe đàn.
Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên nét độc đáo của đêm ca Huế trên sông Hương ?
- A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng, được nghe và ngắm nhìn các ca công từ trang phục đến cách chơi đàn đến những ngón đàn trau chuốt và điêu luyện.
- B. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.
- C. Những làn điệu dân ca Huế phong phú và đa dạng, giàu cung bậc tình cảm, cảm xúc.
D. Kết hợp cả 3 nội dung trên.
Câu 9: Khi biểu diễn, các ca công vận trang phục gì?
- A. Nam nữ mặc võ phục.
- B. Nam nữ mặc áo bà ba nâu.
C. Nam áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng.
- D. Nam nữ mặc áo quần bình thường.
Câu 10: Đêm ca Huế được mở đầu bằng mấy nhạc khúc?
- A. Một
- B. Hai
- C. Ba
D. Bốn
Câu 11: Danh thắng nào của Huế không được nhắc tới trong văn bản ?
- A. Chùa Thiên Mụ
- B. Tháp Phước Duyên
C. Thôn Vĩ Dạ
- D. Sông Hương
Câu 12: Theo em, cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc băng vi-đê-ô?
- A. Được nói chuyện với các ca công
B. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công chơi đàn
- C. Được chơi thử các nhạc khúc
- D. Được nghe đi, nghe lại
Câu 13: Cung bậc nào sau đây không được dùng để miêu tả tiếng đàn của các nhạc công?
A. Âm thanh cao vút
- B. Trầm bổng
- C. Lúc khoan lúc nhặt
- D. Réo rắt, du dương
Câu 14: Vì sao có thể nói : Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi ?
- A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.
- B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình
- D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình
Câu 15: Trong bài viết, đoạn văn sau nói về khoảng thời gian nào?
… Đấy là lúc các ca thi cất lên ngững khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tưkhúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh.
- A. Đêm
B. Đêm đã về khuya
- C. Trăng lên
- D. Gà bắt đầu gáy sáng
Câu 16: Câu văn nào trong số các câu văn sau đây được dùng để nói lên vẻ đẹp của con người xứ Huế ?
- A. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn
- B. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế
C. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm
- D. Huế chính là quê hương của chiếc áo dài Việt Nam
Câu 17: Đoạn văn: "Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn lưu giữ lại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế". (Ca Huế trên sông Hương) Đoạn văn trên nói về nội dung gì?
- A. Về những người chơi đàn trong các buổi xướng ca.
- B. Về nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam.
C. Về những người ca Huế và trang phục của họ.
- D. Về giá trị tinh thần của các làn điệu ca Huế.
Câu 18: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Ca Huế trên sông Hương là gì?
- A. Miêu tả.
- B. Biểu cảm.
- C. Tự sự và biểu cảm.
D. Miêu tả và biểu cảm.
Câu 19: Nguyên nhân nào tạo nên nét độc đáo của ca Huế?
- A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng.
- B. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.
- C. Những làn điệu ca Huế phong phú, đa dạng, giàu cảm xúc.
D. Cả ba nội dung trên.
Câu 20: Ý nào sau đây không đúng về tác dụng khi kết hợp hai dòng nhạc dân gian và cung đình?
- A. Làm phong phú thêm các làn diệu ca Huế
B. Phục vụ đắc lực cho văn hóa cung đình
- C. Tạo nên vẻ đẹp sàn trong, quý phái vừa mộc mạc, đằm thắm cho các làn điệu ca Huế.
- D. Đưa nhã nhạc vào đời sống người dân.
Bình luận