Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm cháu dành cho bà.
Văn mẫu 8 kết nối tri thức đề bài: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm cháu dành cho bà.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tham khảo 1:
Bài thơ đã được tác giả Bằng Việt gửi trọn vẹn tình cảm và nỗi thương nhớ sâu sắc cho người bà tần tảo, vất vả, giàu tình yêu thương của mình. Bài thơ là một bài ca về tình cảm bà cháu ấm áp và cảm động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh về bếp lửa với những nỗi ám ảnh nguôi ngoai:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm…
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Ngọn lửa thứ nhất là ngọn lửa trong bếp lửa, còn ngọn lửa thứ hai chính là ngọn lửa của tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bao tình yêu thương và nỗi nhớ về bà. Cuộc đời bà “biết mấy nắng mưa”, đầy nhọc nhằn và vất vả, không chỉ nuôi còn mà còn phải nuôi cháu:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói…
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Đoạn thơ chính là hiện thực khủng khiếp của nạn đói năm 1945, trong nạn đói, người cha dù đang sức trẻ nhưng cũng “khô rạc ngựa gầy” vẫn chưa có đủ ăn. Cuộc sống khó khăn đã khiến người cháu quen với sự khổ cực, “khói hun nhèm mắt cháu” và khi hồi tưởng lại những kí ức đó, người cháu cảm giác “sống mũi còn cay”. Cùng với hình ảnh bếp lửa, âm thanh của chim tu hú cũng đã gắn với người bà:
“Tu hú kêu trên những cánh đồng xa…
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt. Đó là kỉ niệm về người bà hiền hậu, tảo tần đã nuôi dạy cháu khôn lớn và trưởng thành. Suốt tám năm ròng cháu sống bên bà, được bà chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ, bảo ban và dạy dỗ cháu nên người. Với biện pháp liệt kê, tác giả đã ca ngợi công lao trời biển của người bà. Trong kí ức của cháu, bà còn là một người bà giàu đức hi sinh, gánh vác và lo toan mọi việc trong gia đình.
“Giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi…
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Dù có phải một thân già chống chọi nhưng bà không một lời kêu ca, oán thán, vẫn vững lòng làm một chỗ dựa vững chắc cho các con yên tâm công tác chiến đấu. Câu thơ là tất cả tấm lòng yêu thương, sự kính trọng và lòng biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà.
“Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ…
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Mỗi sớm mai bà lại tần tảo nhen lên trong cháu tình yêu thương, san sẻ niềm vui và hạnh phúc với mọi người, bà chính là người vun đắp và khơi dậy những tâm tình, mơ ước tuổi nhỏ của cháu. Chính vì vậy mà có đi xa, có lửa trăm nhà và niềm vui trăm ngả, cháu vẫn vẹn nguyên nỗi nhớ bà và bếp lửa:
“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa”
Với những hình ảnh chân thực và gần gũi, giàu giá trị biểu tượng, bài thơ Bếp Lửa đã thể hiện tình cảm bà cháu sâu sắc, nồng đượm, đồng thời bài thơ còn nhắc nhở cho chúng ta phải biết sống bằng tình yêu thương, trân trọng những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý.
Bài tham khảo 2:
Trong lòng người cháu đi xa trào dâng một cảm xúc thương yêu người bà mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh đìu hiu qua bao năm tháng đằng đẵng. Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Cùng với bà, với bếp lửa, người cháu đã đi qua những tháng ngày gian khổ khủng khiếp của dân tộc. Những năm tháng “đói mòn đói mỏi”, con người tưởng như cùng kiệt, cái chết hiện hình khắp mọi nơi thật đáng kinh sợ. Có lẽ, năm người cháu bốn tuổi, vẫn còn quá nhỏ để thấu hiểu hết những cam go của cuộc đời, những toan lo của người bà và cha mẹ. Các từ ngữ như: “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả mọi cách sâu sắc, thấm thía tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu, gợi là tình bà cháu quấn quýt, đầy ắp thương yêu. Bà hiện lên ấm áp, tần tảo, chịu thương, chịu khó. Bà luôn là chỗ dựa vững chắc cho cháu, thay thế và lấp đầy tất cả (cả khát khao học hành và cả hình thành nhân cách). Bà là sự kết hợp cao quý giữa tình cha, nghĩa mẹ, ơn bà. Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích. Người bà không những tảo tần, lo toan mà còn biết hi sinh.
Bài tham khảo 3:
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà ấm áp, thiêng liêng; đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả tự sự và bình luân. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi một kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. "Bếp lửa" là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà yêu quý ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận